Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không thể chỉ hiểu đơn giản qua việc cạnh tranh sống còn mà còn được hiểu như sự tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu con người. | Hướng tới chiến lược cạnh tranh động Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không thể chỉ hiểu đơn giản qua việc cạnh tranh sống còn mà còn được hiểu như sự tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu con người. Cạnh tranh là chìa khóa hướng tới sự phát triển xã hội hiện đại và là giải pháp để hướng tới mục tiêu mọi người cùng hưởng lợi. Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2006 và sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có những sức bật mạnh và bùng nổ nhu cầu trong thập kỷ tới. Việc tham gia của nhiều tổ chức thành phần kinh tế chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Bài viết này bàn đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh như thế nào cho hiệu quả dưới góc độ kinh tế học. Sự đa dạng của sản phẩm và nhu cầu thị trường Từ bài học cơ bản về kinh tế của Adam Smith với lý thuyết bàn tay vô hình trong đó mô tả cơ chế cạnh tranh về giá cho một loại sản phẩm duy nhất trong một thị trường đồng nhất việc sản phẩm được bán với giá bằng chi phí sẽ cho doanh nghiệp lợi nhuận bằng 0. Thực tế chứng minh rất nhiều trường hợp trong đó cơ chế bàn tay vô hình không được áp dụng. Vì vậy việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường sự thay đổi mục tiêu phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thị trường trong lý thuyết của Adam Smith được miêu tả là đồng nhất homogenous với cùng một mức độ nhu cầu của mọi người. Trong thực tế nhu cầu của con người rất khác nhau được quyết định bởi nhiều yếu tố như tuổi tác giới tính văn hóa thu nhập. tạo nên một nhu cầu đa dạng trong thực tiễn. Vì vậy một sản phẩm không thể đáp ứng được tất cả những đòi hỏi đó. Do đó doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một chiến lược đúng đắn để đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm thiểu sự cạnh tranh đơn giản về giá thông qua chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ differentiation . Trong kinh tế học doanh nghiệp có thể