Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cá thác lác (tên khoa học Notopterus notopterus Pallas) có phẩm chất thịt ngon, giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là loài cá có triển vọng trong chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác nguồn lợi từ loài cá này, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác. Qui trình này có tính khả thi và hiệu. | Qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi Cá thác lác tên khoa học Notopterus notopterus Pallas có phẩm chất thịt ngon giá trị kinh tế cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là loài cá có triển vọng trong chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác nguồn lợi từ loài cá này Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác. Qui trình này có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao mở ra cho ngành thủy sản hướng phát triển mới và khả quan hơn. Những kết quả bước đầu Đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá thác lác do Thạc sĩ Trần Ngọc Nguyên Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1998-1999 Sở Khoa học-Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu vào năm 2000 đạt loại xuất sắc. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo được thực hiện qua các công đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ và tiêm kích dục tố vuốt lấy trứng của cá cái lấy tinh sào tiến hành cho thụ tinh sau đó mang đi ấp. Sau khi ấp 5-7 ngày tùy nhiệt độ trứng nở. Cá bột 4 ngày tuổi thì chuyển cá đi ương đến 30 ngày tuổi. Kỹ thuật này đã được chuyển giao rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh miền Trung góp phần cung cấp nguồn giống cho người nuôi. Tuy nhiên dù sản xuất được cá bột và ương đến 30 ngày tuổi nhưng tỷ lệ sống của cá ương chưa ổn định nhất là khi sử dụng thức ăn chế biến để ương. Từ thực tế trên đề tài Nghiên cứu qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác do Thạc sĩ Lê Ngọc Diện Trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ làm chủ nhiệm tiếp tục được thực hiện. Ở ĐBSCL người dân thường sử dụng các phế phẩm công nông nghiệp sẵn có hoặc dùng cá tép nhỏ làm thức ăn khi nuôi cá thác lác. Do vậy chỉ nuôi được ở qui mô nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Qui trình ương nuôi mới này hướng dẫn người nuôi mật độ ương nuôi thích hợp cho tỷ lệ sống ổn định .