Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
1. Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX gắn bó mật thiết với Hoàng đế và thiết chế tổ chức hành chính từ trung ương xuống địa phương của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn. Ấn chương biểu thị quyền lực của Hoàng đế, của chính quyền các cấp, của mọi cơ quan và đơn vị quân đội và mang tính pháp lệnh quốc gia. Ngay khi lên ngôi từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đến Gia Long, Minh Mệnh thời Nguyễn song. | Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN 1. Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX gắn bó mật thiết với Hoàng đế và thiết chế tổ chức hành chính từ trung ương xuống địa phương của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn. Ấn chương biểu thị quyền lực của Hoàng đế của chính quyền các cấp của mọi cơ quan và đơn vị quân đội và mang tính pháp lệnh quốc gia. Ngay khi lên ngôi từ Lê Thái Tổ Lê Thánh Tông đến Gia Long Minh Mệnh thời Nguyễn song song với việc ban hành chiếu sắc chính sự là việc ra chỉ dụ chế tác và sử dụng Bảo Tỷ cùng các loại ấn chương khác. Mỗi một Bảo Tỷ Ấn Chương Quan phòng Đồ ký v.v. đều có cách sử dụng riêng và dùng cho một loại văn thư chỉ định. Các Bảo ấn Chế cáo chi bảo Sắc mệnh chi bảo Ngự tiền chi bảo v.v. với chức năng riêng biệt được duy trì từ đầu thời Lê sơ đến hết thời Nguyễn là điển hình của tính lịch sử kế thừa ấn chương qua năm triều đại. Bảo ấn Tiên nhu chi bảo dùng đóng trên sắc phong thời Tây Sơn mang nét đặc thù riêng của Bảo Tỷ Việt Nam. Ngọc Tỷ Đại Nam thiên tử chi tỷ đời Minh Mệnh dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài đã vượt ra ngoài tính chất nội trị mang ý nghĩa trên trường quốc tế. Quốc hiệu Đại Nam đã được khắc trên mặt ấn ngọc biểu thị tư tưởng quốc gia độc lập và ý thức tự hào dân tộc. Công cuộc cải cách hành chính triều Lê Thánh Tông và triều Minh Mệnh từ trung ương xuống địa phương đều dẫn đến sự thay đổi về ấn chương. Những cơ quan mới thành lập chức năng mới được bổ nhiệm sẽ được ban cấp một loại ấn tín mới hoặc việc thay đổi chức vụ cấp bậc của một văn quan hay võ tướng cũng đều có sự thay đối ấn chương ấn mới với tên gọi mới sẽ thay thế cho ấn cũ. Cải cách hành chính ở địa phương cũng là cuộc cải cách ấn chương tại địa phương. Đời Lê Thánh Tông khi chia đất nước thành 12 đạo Thừa tuyên đổi chức Lộ An phủ sứ làm Tri phủ là việc ban ra ấn Tri phủ thay cho ấn An phủ sứ. Đời Minh Mệnh sự chấm hết của Chương và Tín Chương cũng là sự định hình hoàn toàn của ấn Quan