Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chúng ta đều biết không có một nền âm nhạc nào không mang tính kế thừa và phát triển, hai mặt này đi song song với nhau, cùng nằm trong hiện tượng văn hoá-nghệ thuật qua nhiều thế hệ, bắt gốc từ yếu tố tộc người trong thời kỳ sơ khai. Nó đã ăn sâu và tác động vào điều kiện tâm-sinh lý của con người, và mang tính di truyền. Nó là một hiện tượng mang tính qui luật tạo thành mầm mống cho ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Âm nhạc cải lương cũng không tách khỏi qui luật. | Âm nhạc trong cải lương Chúng ta đều biết không có một nền âm nhạc nào không mang tính kế thừa và phát triển hai mặt này đi song song với nhau cùng nằm trong hiện tượng văn hoá-nghệ thuật qua nhiều thế hệ bắt gốc từ yếu tố tộc người trong thời kỳ sơ khai. Nó đã ăn sâu và tác động vào điều kiện tâm-sinh lý của con người và mang tính di truyền. Nó là một hiện tượng mang tính qui luật tạo thành mầm mống cho ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Âm nhạc cải lương cũng không tách khỏi qui luật này. Người ta thường nói cải lương xuất phát từ Nam Bộ đó là cách nói rút gọn nhưng đứng về mặt lịch sử thì nhạc cải lương là một loại nhạc sân khấu được phát triển dựa trên phong trào ca nhạc tài tử phong trào chơi nhạc không chuyên nghiệp lan rộng khắp Nam bộ thời trước . Loại nhạc này bắt nguồn từ nền ca nhạc dân gian lâu đời của nước ta. Nó nằm trong kho tàng văn hóa dân tộc và đồng thời phát triển với những cuộc di dân về phương Nam của ông cha ta. Cũng những cây đàn ấy càng đi khỏi vùng đất Tổ thì càng trở nên linh động với những màu sắc mới lạ và biến thành một loại hình nghệ thuật độc đáo dân tộc. Có thể nói đó là đức tính của con người Việt Nam được hun đúc qua những cuộc di dân lớn đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt vượt qua muôn nghìn khó khăn gian khổ để xây dựng thôn ấp phát triển xã hội. Âm nhạc cải lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn đã có từ thời cổ và tồn tại đến bây giờ đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí dân gian. Hai nền nhạc này tạo cho cải lương một phong cách đặc biệt do đó trong âm nhạc cải lương yếu tố ca hát và yếu tố nhạc khí cùng thúc đẩy nhau phát triển và tạo ra một hình thức đối lập trong nhiều bè mở đường cho sự nảy nở của tính chất sân khấu. Tại Nam Bộ hiện nay nhân dân chỉ còn được nghe khí nhạc thuộc loại tế tự nhạc lễ còn âm hưởng của nhạc cung đình thì đã thuộc về dĩ vãng. Từ khi chữ Nôm bắt đầu xuất hiện thì thơ ca dân gian càng phát triển chữ Nôm dùng để sáng tác các bản nhạc. Sau thắng lợi vẻ vang của ba lần chống quân xâm lược Nguyên .