Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ; mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng trở nên chặt chẽ và rất phức tạp, chúng tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với thực tế cấp thiết trên đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với kinh tế khu vực và trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền kinh tế trong nước. Bên cạnh những hoạt động. | Để nắm được lượng đơn hàng xuất khẩu lớn, tranh thủ thời cơ vàng, các DN da giày Việt Nam cần tăng năng lực sản xuất bằng cách mở rộng sản xuất về các vùng có chi phí lao động rẻ, thay vì tìm cách thu hút nguồn lao động tại các trung tâm lớn. Theo tính toán, DN muốn tăng 15% năng lực sản xuất tại trung tâm thì phải mở rộng 20-30% năng lực sản xuất tại các vùng sâu, vùng xa. Đặc thù của ngành da giày là 60% số lao động tập trung ở khâu may giày. Vì vậy, để giảm chi phí sản xuất, DN có thể thực hiện các khâu may mũi tại các vùng sâu, vùng xa, còn các khâu hoàn thiện công nghệ, chất lượng sản phẩm có thể thực hiện tại các thành phố, khu công nghiệp tập trung, gần cảng. Ngoài ra, DN cần liên kết cùng nhau mua đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu có giá trị lớn để giảm chi phí đầu vào đồng thời tránh được việc các nhà cung cấp nguyên liệu ép giá. Không chỉ vậy, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng trung tâm thuộc da tập trung bởi hiện ngành này vẫn phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu da và hỗ trợ Hiệp hội da giày Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.