Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ðây là một ngày hội lớn cho những anh chị em công tác trong ngành thư viện tại Việt Nam hiện nay.Những người công tác trong ngành thư viện từ nay đã có một đoàn thể để hỗ trợ cho họ trong mọi sinh hoạt chuyên môn.Trong niềm vui chung đó,bài viết nầy cố gắng ghi lại những bước phát triển thư viện tại Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa--VNCH)trước năm 1975 | Phát Triển Thư Viện Tại Miền Nam Trước 1975 Lâm Vĩnh Thế Cựu Chủ Tịch Hội Thư Viện Việt Nam (1974-1975) Ngày 22-10-2006, Ðại Hội thành lập Hội Thư Viện Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. với 250 đại biểu trên toàn quốc về tham dự. Ban Chấp Hành Khóa I, nhiệm kỳ 2006-2010, gồm tất cả 31 người, đã ra mắt ngày 23-10-2006. Xin xem chi tiết tại bài viết sau đây ở trang nhà của Thư Viện Quốc Gia tại địa chỉ Internet như sau: (http://nlv.gov.vn/Home.aspx?MainChannelId=root&SubChannelId=cb318df1- 6876-41ef-8f66-d475262f04da&ArticleId=0a720954-0ebe-4a96-b99d-27d8184775ee&ModuleId=Article/ DetailArticle ). Ðây là một ngày hội lớn cho những anh chị em công tác trong ngành thư viện tại Việt Nam hiện nay. Những người công tác trong ngành thư viện từ nay đã có một đoàn thể để hỗ trợ cho họ trong mọi sinh hoạt chuyên môn. Trong niềm vui chung đó, bài viết nầy cố gắng ghi lại những bước phát triển thư viện tại Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa--VNCH) trước năm 1975. Bài viết nầy phần lớn dựa vào ký ức của người viết vì tài liệu chính thức cũng như các thống kê về thư viện của VNCH hiện nay phần lớn không còn tìm thấy nữa. Rất may là phần lớn những số báo của Thư Viện Tập San, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Thư Viện Việt Nam của Miền Nam, xuất bản trước ngày 30- 4-1975, vẫn còn giữ được nên người viết cũng nắm được một số dữ kiện và số liệu về tình trạng thư viện tại Miền Nam. Người viết rất mong được độc giả bổ túc những thiếu sót cũng như giúp đính chính những lầm lẫn. 1. Giai Ðoạn Trước 1967 Trước năm 1967, hệ thống thư viện của VNCH tương đối yếu kém về mọi mặt, từ số lượng thư viện, cơ sở vật chất và sưu tập cho đến nhân viên chuyên môn. Tờ báo Thư Viện Tập San, số Ðặc Biệt năm 1960, chỉ liệt kê được tất cả là 30 thư viện công và tư trên toàn quốc (25 thư viện tại Nam Phần, và 5 thư viện tại Trung Phần), chia ra như sau: thư viện công cộng: 4 thư viện đại học: 6 thư viện chuyên môn: 5 thư viện chính phủ: 5 thư viên tư: 2 thư viện ngoại quốc: 8 Ðặc tính rõ nét của giai