TAILIEUCHUNG - Quản lý, phát triển nhân lực thông tin - thư viện, đáp ứng yêu cầu xây dựng thư viện số tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài viết trình bày tổng quan về vai trò, kỹ năng nhân lực thư viện số; phân tích, đánh giá về mô hình quản lý, nhân lực thư viện số; đánh giá, giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thư viện số tại Đại học Quốc gia Hà Nội. | Quản lý, phát triển nhân lực thông tin - thư viện, đáp ứng yêu cầu xây dựng thư viện số tại Đại học Quốc gia Hà Nội QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ThS. Hoàng Văn Dưỡng Tóm tắt: Tổng quan về vai trò, kỹ năng nhân lực thư viện số; Phân tích, đánh giá về mô hình quản lý, nhân lực thư viện số; Đánh giá, giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thư viện số tại ĐHQGHN. Từ khóa: Thư viện số; Nhân lực; Phát triển nhân lực thư viện số; Thư v iện đại học. Đội ngũ cán bộ thư viện, hay nói cách khác nhân lực của thư viện là một trong yếu tố quan trọng cấu thành thư viện, chủ thể của hoạt động của thư viện truyền thống hay thư viện hiện đại, thư viện số (TVS). Cơ quan thông tin - thư viện dù có nguồn lực thông tin phong phú, tài chính, cơ sở vật chất dồi dào, không gian thư viện với những tòa nhà hiện đại, tiện ích; hệ thống trang thiết thiết bị hiện đại đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ không thể thành công nếu nhân lực thông tin - thư viện không được đảm bảo. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm) là một thư viện hàng đầu và kiểu mẫu cho hệ thống thư viện đại học Việt Nam. Là một “thư viện lai” hiện đại với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng; hạ tầng CNTT hiện đại, cơ sở vật chất tương đối khang trang; toàn bộ chu trình quản lý và khai thác tài liệu truyền thống đã được tự động hóa đạt chuẩn quốc tế và được tích hợp với thư viện số (TVS) bước đầu phục vụ các tài liệu số hóa nguồn tin nội sinh và một số các CSDL nước ngoài; phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại ĐHQGHN, đặc biệt cho các đối tượng người dùng tin (NDT) là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để tiến nhanh và hiệu quả hơn trong hoạt động phục vụ nghiên cứu và giảng dạy của ĐHQGHN theo định hướng đại học nghiên cứu, một mặt Trung tâm tiếp tục phát huy hiệu quả thư viện truyền thống được tự động hóa, mặt .
đang nạp các trang xem trước