Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo! | KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 38. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Hà Diệu Linh Tóm tắt Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của một quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế. Từ khóa nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao tăng trưởng kinh tế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là lực lượng lao động có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học - công nghệ mới có tác phong kỷ luật đạo đức trong công việc và có khả năng tư duy đột phá. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế mà chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì sẽ dẫn đến ý thức xã hội càng phát triển mối quan hệ giữa người với người tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội. Việt Nam có khả năng nổi lên như một nền kinh tế đầy triển vọng ở châu Á và đang có tốc độ tăng trưởng tốt hơn mức trung bình nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài cao tiêu dùng nội địa và tầng lớp trung lưu gia tăng đáng kể khả năng kết nối thị trường và lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước Đông Á. Cụ thể trình độ lao động của Việt Nam chỉ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 511 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA gần tương đương với Indonesia nhưng thấp hơn hầu hết các quốc gia và lãnh thổ khác như Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Đài Loan Trung Quốc Malaysia