Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của thời gian ủ hỗn hợp nấm Trichoderma spp. với phân gà đến sinh trưởng, phẩm chất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của rau ăn lá

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Ảnh hưởng của thời gian ủ hỗn hợp nấm Trichoderma spp. với phân gà đến sinh trưởng, phẩm chất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của rau ăn lá được nghiên cứu với mục tiêu là tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian ủ hỗn hợp nấm Trichoderma spp. với phân gà đến sinh trưởng, phẩm chất và khả năng hấp thu đạm và lân của rau ăn lá. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ HỖN HỢP NẤM Trichoderma spp. VỚI PHÂN GÀ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA RAU ĂN LÁ Trương Thị Hoàng Hà1 Bùi Thị Thục Anh1 Diệp Thị Lệ Chi1 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian ủ hỗn hợp nấm Trichoderma spp. với phân gà đến sinh trưởng phẩm chất và khả năng hấp thu đạm và lân của rau ăn lá. Thí nghiệm sử dụng hỗn hợp 5 chủng nấm Trichoderma spp. ủ với phân gà trong thời gian 30 60 và 90 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 công thức trong đó có 3 công thức trồng mồng tơi bón phân ủ 30 60 và 90 ngày MT-30D MT-60D MT-90D 3 công thức trồng rau dền bón phân ủ 30 60 và 90 ngày D-30D D-60D và D-90D và 2 công thức đối chứng không bón phân trồng rau mồng tơi và rau dền MT-ĐC D- ĐC . Kết quả thí nghiệm cho thấy với cả hai loại rau có bón phân ủ khối lượng thân lá tươi tăng 30 - 40 hàm lượng vitamin C tăng 20 - 30 so với đối chứng. Không có sự gia tăng hàm lượng N trong thân lá và khả năng hấp thụ N của rau mồng tơi ở tất cả các công thức bón phân ủ. Tuy nhiên hàm lượng N trong thân lá rau dền cao hơn đối chứng 30 ở công thức D-60D thấp hơn và tương đương đối chứng ở các công thức D- 30D và D-90D. So với D-ĐC N hấp thụ ở rau dền cao gấp đôi ở D-60D và cao hơn 30 - 40 ở công thức D- 30D và D-90D. P hấp thụ ở rau mồng tơi cao hơn MT - ĐC 20 ở MT - 30D và MT - 60D P hấp thụ ở rau dền cao hơn D - ĐC 40 - 50 ở tất cả các công thức có bón phân ủ. Có thể kết luận rằng thời gian ủ 30 và 60 ngày có ưu thế hơn thời gian ủ 90 ngày trong việc thúc đẩy sinh trưởng thân lá của rau mồng tơi trong khi các thời gian ủ khác nhau ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng thân lá của rau dền. Thời gian ủ 60 ngày cũng làm tăng đáng kể hàm lượng N trong thân lá và khả năng hấp thụ N của rau dền. Từ khóa Rau mồng tơi rau dền Trichoderma spp. N hấp thụ P hấp thụ khối lượng thân lá tươi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 trưởng phẩm chất và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Vinci

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.