Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, trong ngôn ngữ học khái niệm nghĩa tình thái thường được các nhà nghiên cứu dùng để chỉ một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn. Bài viết dưới đây đề cập đến nghĩa tình thái của một loại câu cụ thể trong một số truyện ngắn của Nam Cao - Nghĩa tình thái của câu đơn trần thuật. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 52 2021 5 NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Lê Thị Thu Hoài Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Hiện nay trong ngôn ngữ học khái niệm nghĩa tình thái thường được các nhà nghiên cứu dùng để chỉ một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn. Phạm trù ngữ nghĩa này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa ba nhân tố đó là người nói nội dung miêu tả trong phát ngôn và thực tế. Như vậy phạm trù ngữ nghĩa này có tính đến những yếu tố của một hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Nó không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào quan hệ tương tác có tính đối thoại giữa người nói và người nghe. Bài viết dưới đây đề cập đến nghĩa tình thái của một loại câu cụ thể trong một số truyện ngắn của Nam Cao - Nghĩa tình thái của câu đơn trần thuật. Từ khóa Nghĩa tình thái câu đơn trần thuật tình thái của hành động nói tình thái chủ quan tình thái khách quan tình thái liên cá nhân Nhận bài ngày 12.5.2021 gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày 21.7.2021 Liên hệ tác giả Lê Thị Thu Hoài Email ltthoai@hluv.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Khi nghiên cứu về nghĩa của câu các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra các thành phần nghĩa như sau Nghĩa sự việc nghĩa logic nghĩa chủ đề nghĩa tình thái. Cùng một cấu trúc vị từ - tham thể như nhau chỉ khác nhau ở biểu thức tình thái thì câu nói đã thể hiện những mục đích giao tiếp khác nhau. Cùng với sự ra đời của ngữ pháp chức năng các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng quan tâm rất nhiều đến nghĩa tình thái tiêu biểu như Otto Jespersen Von Wright Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều thống nhất với nhau rằng trong một câu nói có nhiều thành phần nghĩa khác nhau trong đó có nghĩa tình thái. Ở Việt Nam các nhà Việt ngữ học nhất là những người nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt cũng chuyển mình mạnh mẽ theo hướng nghiên cứu này. Tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu Diệp Quang Ban Cao Xuân Hạo Nguyễn Văn Hiệp Bùi Minh Toán Nghĩa tình thái cũng đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình tiếng Việt từ bậc phổ thông trung học cụ thể là Ngữ .