Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày một số nội dung chính sau: Giới thiệu về các FTAs ở Việt Nam; Tác động của các FTAs tới số thu NSNN trong giai đoạn 2016-2018; Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác số thu ngân sách nhà nước trong điều kiện cắt giảm thuế quan từ các FTAs. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC FTAs ĐỐI VỚI SỐ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2016 2018 TS. Vũ Huyền Phương NCS. Nguyễn Thị Diệu Hoa Trường Đại học Ngoại thương Tổng cục Hải Quan Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước. Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của việc cắt giảm sâu thuế suất thuế nhập khẩu tại các Hiệp định tự do thương mại FTA đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn thuế suất cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới số thu Ngân sách nhà nước ngành Hải quan. Do vậy việc đánh giá tác động của các FTAs tới số thu ngân sách nhà nước là việc cần thiết và được cơ quan hải quan thường xuyên đánh giá hàng năm để kịp thời có các giải pháp tăng cường số thu hoàn thành nhiệm vụ do Chính Phủ Bộ Tài chính giao. 1. Giới thiệu về các FTAs ở Việt Nam Năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong thời kỳ đổi mới. Bắt đầu từ năm 1999 Việt Nam đã bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong ASEAN ATIGA với mục tiêu tự do hóa hoàn toàn thuế quan vào năm 2018 trừ một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm như xăng dầu đường trứng có lộ trình dài hơn . Tiếp đó từ năm 2002 ngoài việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Việt Nam đó tham gia các Khu vực mậu dịch tự do và ký kết 7 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác lớn gồm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ACFTA ASEAN - Hàn Quốc AKFTA ASEAN - Nhật Bản AJCEP Việt Nam - Nhật Bản VJEPA ASEAN - Úc - Niuzilan AANZFTA ASEAN - Ấn Độ AIFTA và Việt Nam - Chi Lê VCFTA . Các Hiệp định này đều dựa trên cơ sở lựa chọn đối tác phù hợp với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020. .