Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, nhà trường và người học, mang lại hiệu quả đào tạo cao và không lãng phí về thời gian và chi phí cho các bên trong đào tạo. Trước xu thế hội nhập nhu cầu lao động lành nghề ngày càng nhiều, trong khi đó cơ sở vật chất của các trường phục vụ cho đào tạo không được đầu tư theo kịp yêu cầu của thực tế, vì thế mô hình liên kết đào tạo là hướng đi phù hợp. | HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16 2020 doi 10.15625 vap.2020.0079 MÔ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP Đoàn Thị Thủy1 Đoàn Thị Vân2 1 Khoa Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Lao động Xã hội CSII 2 Khoa kinh tế - Trường Đại học Văn Hiến thuydt@ldxh.edu.vn vandt@vhu.edu.vn TÓM TẮT Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp nhà trường và người học mang lại hiệu quả đào tạo cao và không lãng phí về thời gian và chi phí cho các bên trong đào tạo. Trước xu thế hội nhập nhu cầu lao động lành nghề ngày càng nhiều trong khi đó cơ sở vật chất của các trường phục vụ cho đào tạo không được đầu tư theo kịp yêu cầu của thực tế vì thế mô hình liên kết đào tạo là hướng đi phù hợp. Tuy nhiên sự liên kết trong đào tạo hiện nay còn khá hạn chế do thiếu những điều kiện cần thiết và mô hình liên kết phù hợp. Vì thế với mô hình liên kết đào tạo nhóm tác giả đã đưa ra cùng những điều kiện cụ thể giúp việc liên kết đào tạo giữa các bên được thực hiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của các bên cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo. Từ khóa Liên kết đào tạo đào tạo nghề liên kết trong đào tạo nghề nâng cao chất lượng đào tạo đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập và sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ các trường nghề phải thường xuyên thay đổi chương trình phương pháp đào tạo Ngoài ra cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo cũng luôn phải nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn lực tài chính của các trường nghề hiện nay ở Việt Nam đang rất hạn chế vì thế rất khó khăn để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo từ đó cũng gây khó khăn cho việc thay đổi chương trình phương pháp đào tạo. Trong khi đó Việt Nam đang thúc đẩy phát triển công nghiệp nên nhu cầu công nhân kỹ thuật lành nghề .