Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hướng nghiệp và dạy nghề cho người khuyết tật nói chung, thanh thiếu niên rối loạn phát triển nói riêng là một vấn đề rất mới và còn tồn tại rất nhiều bất cập. các trung tâm dạy nghề hầu như mới được thành lập, quy trình hoạt động vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học viên. | 226 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH THIẾU NIÊN RỐI LỌAN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hoàng Thị Hiền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Hướng nghiệp và dạy nghề cho người khuyết tật nói chung thanh thiếu niên rối loạn phát triển nói riêng là một vấn đề rất mới và còn tồn tại rất nhiều bất cập. các trung tâm dạy nghề hầu như mới được thành lập quy trình hoạt động vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học viên. thông qua đánh giá được đầy đủ thực trạng và khó khăn của công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển nghiên cứu xin được đề xuất một số giải pháp góp phần nhận rộng các mô hình và nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển trên địa bàn thành phố hà nội. Từ khóa Hướng nghiệp và dạy nghề thanh thiếu niên rối loạn phát triển. Nhận bài ngày 20.4.2020 gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả Hoàng Thị Hiền Email hoangthihien0409hd@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hướng nghiệp và dạy nghề luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của mỗi gia đình có con trong độ tuổi vị thành niên mà còn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội ngày nay để tìm được một trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp uy tín đáp ứng được những nhu cầu mong muốn luôn là một vấn đề khó khăn. Đặc biệt là với thanh thiếu niên rối loạn phát triển RLPT . Bởi họ không chỉ chịu thiệt thòi về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF Hơn 7 dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6 2 triệu người là người khuyết tật. Bên cạnh đó có 13 dân số - gần 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số 1 . Tuy nhiên khi trẻ em RLPT hết tuổi can thiệp ở trung tâm hầu hết các em đều phải ở nhà và phụ thuôc rất nhiều vào gia đình TS. Đào Thị Thu Thủy