Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích khái niệm Ấn Độ từ góc độ văn hóa – nhân văn trong nghiên cứu khu vực và đề xuất một số điểm lưu ý trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu Ấn Độ học. | Khái niệm “Ấn Độ” từ góc nhìn khu vực học văn hóa – nhân văn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn KHÁI NIỆM “ẤN ĐỘ” TỪ GÓC NHÌN KHU VỰC HỌC VĂN HÓA – NHÂN VĂN The concept of “India” from culture-humanity perspective of area studies ThS. Lê Nguyễn Hải Vân Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Trong quá trình phát triển của ngành Ấn Độ học, các nghiên cứu cổ điển gắn khái niệm Ấn Độ với nền văn minh của toàn bộ tiểu lục địa Nam Á, trong khi ở các nghiên cứu hiện đại (đặc biệt từ sau sự kiện phân chia Ấn Độ – Pakistan năm 1947), thuật ngữ này được giới hạn trong phạm vi nước Cộng hòa Ấn Độ mà không bao gồm các quốc gia khác trên tiểu lục địa. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, việc xác định rõ giới hạn của khái niệm Ấn Độ trong từng bối cảnh nghiên cứu là cần thiết và quan trọng, đặc biệt là ở lĩnh vực văn hóa – nhân văn, bởi ở phương diện này việc xác định tiêu chuẩn đồng nhất để định hình phạm vi một khu vực là phức tạp và mơ hồ hơn cả. Bài viết tập trung phân tích khái niệm Ấn Độ từ góc độ văn hóa – nhân văn trong nghiên cứu khu vực và đề xuất một số điểm lưu ý trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu Ấn Độ học. Từ khóa: Ấn Độ, khái niệm, khu vực học, nhân văn, văn hóa. Abstract In the history of Indian Studies, classic studies aligned the concept of India with the civilization of the entire South Asia subcontinent, while in modern studies (especially after the separation of India and Pakistan in 1947), India refers to the Republic of India, excluding other nations on the subcontinent. Thus, in the process of research and teaching, the precise definition of the term India in specific research context is necessary and important, especially in the field of culture –humanity in which identifying the standard