Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 124 sinh viên. Kết quả cho thấy lo lắng về thi cử và lo lắng về nghe nói là hai phương diện có mức độ lo lắng cao nhất, lo lắng về lớp học là phương diện có mức độ lo lắng thấp nhất; sinh viên nữ có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên nam; sinh viên có thời gian học tập tiếng Trung Quốc ngắn hơn có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên có thời gian học tập dài hơn; tuổi tác không ảnh hưởng đến mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc; sinh viên có mức độ lo lắng càng cao thì thành tích học tập của sinh viên càng thấp; các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. | Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc LO LẮNG TRONG HỌC TẬP TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC Lưu Hớn Vũ* Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận bài ngày 11 tháng 07 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 09 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 09 năm 2019 Tóm tắt: Bài viết khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở một số trường đại học tại Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz (1986) và Young (1991), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 124 sinh viên. Kết quả cho thấy lo lắng về thi cử và lo lắng về nghe nói là hai phương diện có mức độ lo lắng cao nhất, lo lắng về lớp học là phương diện có mức độ lo lắng thấp nhất; sinh viên nữ có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên nam; sinh viên có thời gian học tập tiếng Trung Quốc ngắn hơn có mức độ lo lắng cao hơn sinh viên có thời gian học tập dài hơn; tuổi tác không ảnh hưởng đến mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc; sinh viên có mức độ lo lắng càng cao thì thành tích học tập của sinh viên càng thấp; các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Từ khoá: lo lắng; tiếng Trung Quốc; sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 1. Đặt vấn đề có không ít công trình nghiên cứu về lo lắng Lo lắng (anxiety) là một nhân tố tình cảm trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế tại Trung Quốc như các nghiên cứu 1 quan trọng trong sự khác biệt của cá thể người học. Lo lắng trong học tập ngoại ngữ (foreign của Qian Xu-jing (钱旭菁) (1999), Zhang Li (张 莉) và Wang Biao (王飙) (2002), Zhang Xiao-lu language anxiety) được sinh ra từ trong quá trình học tập ngoại ngữ, là một tổ hợp đặc (张晓路) (2008), Cao Xian-wen (曹贤文) và .