Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đạo Cao Đài – một tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ được hình thành trên nền tảng kết hợp các tôn giáo khác như: Bàlamôn giáo, Đạo giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Trong đó, Phật giáo có phần trội hơn so với các tôn giáo khác. Chúng ta có thể thấy qua việc: Chọn nhân vật Phật giáo để thờ, danh hiệu Phật giáo được dùng trong tôn giáo này, kinh văn giáo lý mang yếu tố Phật giáo và yếu tố của nhà Phật được biểu hiện qua kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh – thánh địa và tổ đình của đạo. | Yếu tố Phật giáo trong đạo Cao Đài KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI SV: Huỳnh Minh Nhựt, Lớp: ĐHVNH16A GVHD: ThS. Trần Hoàng Phong Tóm tắt Đạo Cao Đài – một tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ được hình thành trên nền tảng kết hợp các tôn giáo khác như: Bàlamôn giáo, Đạo giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Trong đó, Phật giáo có phần trội hơn so với các tôn giáo khác. Chúng ta có thể thấy qua việc: Chọn nhân vật Phật giáo để thờ, danh hiệu Phật giáo được dùng trong tôn giáo này, kinh văn giáo lý mang yếu tố Phật giáo và yếu tố của nhà Phật được biểu hiện qua kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh – thánh địa và tổ đình của đạo. Từ khóa: Cao Đài, yếu tố Phật giáo, dung hợp tôn giáo 1. Đặt vấn đề Vào thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo Bắc Tông đặt những nền móng đầu tiên trên đất Việt. Phật giáo đã hòa nhập với các tôn giáo – tín ngưỡng bản địa để tạo được chỗ đứng ổn định cho mình. Không dừng lại đó, tôn giáo này ra công hoằng hóa và góp công xây dựng đất nước phát triển. Vào thời Lý – Trần, Phật giáo đã vươn lên mạnh mẽ trở thành hệ tư tưởng chính trong xã hội. Những công lao to lớn của đạo Phật có thể kể đến: Thời kỳ đất nước yên bình, nhà chùa giúp tổ chức cộng đồng làng xã, chăm lo đời sống tinh thần và hỗ trợ đời sống sinh hoạt vật chất cho nhân dân. Thời kỳ kháng chiến, tự viện là nơi căn cứ kháng chiến, che giấu các chiến sĩ và là hậu phương cho tiền tuyến. Còn các công trình kiến trúc, nghệ thuật của Phật giáo cũng đạt đến trình độ thẩm mỹ cao. Sự phát triển lớn mạnh của Phật giáo cũng có sự ảnh hưởng đến một số tôn giáo nội sinh ở miền Nam Việt Nam, vào thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX. Các tôn giáo này đã dùng một phần tinh hoa của Phật giáo làm nền tảng cơ sở để hình thành nên tư tưởng của đạo, tiêu biểu là các tôn giáo như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. Trong các tôn giáo kể trên, chúng ta có thể nói đạo Cao Đài là một tôn giáo dung hợp, được