Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu: Giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái, trẻ tự tin trong cách phát âm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Môn “Làm quen chữ cái” giúp trẻ 5-6 tuổi được phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí ,thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu các hoạt động giáo dục khác ở trường Mầm Non và các môn học ở trường tiểu học sau này, nhất là môn tập đọc và viết. | SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường MN Hoa Phượng Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường MN Hoa Phượng MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 56 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI TẠI TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, Bậc học Mầm non có những chuyển biến về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không chỉ ở thành phố, thị trấn mà ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng từng bước được quan tâm. Trong chương trình học của trẻ mầm non, trẻ 5 6 tuổi có sự khác biệt về môn học so với đội tuổi khác đó là môn học Làm quen chữ cái. Trường Mầm non là trường học đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi “làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành và phát triển ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng Việt” vững chắc để trẻ tự tin, vững vàng khi bước vào lớp 1. Trường Mầm non Hoa phượng, đơn vị mà tôi công tác nằm trong vùng khó khăn và tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm đa số, khả năng tiếp thu của trẻ chậm, ngôn ngữ tiếng việt chưa rõ ràng, mạch lạc nên việc nhận biết, phát âm chữ cái và tham gia các trò chơi chữ cái còn nhiều hạn chế. Để học sinh mầm non lớp 5 – 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhanh chóng tiếp thu tốt 29 chữ cái thì một điều cần thiết là cần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép sao cho phù hợp, thích ứng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tổ chức nhiều hoạt động khác nhau giúp trẻ .