Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân học sinh vận dụng những hiểu biết, cảm xúc để phát hiện vấn đề và tìm ra các giải pháp, tiến hành giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tự đánh giá và điều chỉnh được quá trình giải quyết vấn đề của bản thân. | Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển (sinh học 11) ở trường trung học phổ thông HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0126 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 3-14 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN (SINH HỌC 11) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Quốc Bảo1, Trần Thanh Tùng3 và Lê Trung Dũng2,* Trường Trung học phổ thông Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 1 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc, Phường Trưng Nhị, Thành phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân học sinh vận dụng những hiểu biết, cảm xúc để phát hiện vấn đề và tìm ra các giải pháp, tiến hành giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tự đánh giá và điều chỉnh được quá trình giải quyết vấn đề của bản thân. Dựa trên các dẫn liệu nghiên cứu trong các năm 2018 và 2019 chúng tôi cung cấp kết quả khoa học của việc áp dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Sinh trưởng - Phát triển để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 Trường THPT Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, hoạt động trải nghiệm, Sinh trưởng - Phát triển, Sinh học 11, THPT Đôn Châu. 1. Mở đầu Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất của người học là quan điểm dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Để đạt được mục tiêu đó, phải đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá (Nguyễn Hồng Quyên, 2018) [1]. Dạy học trải nghiệm đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm hơn khi Bộ Giáo dục và Đào .