Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này trình bày các biện pháp nhân giống và nồng độ chất kích thích sinh trưởng phù hợp cho kỹ thuật giâm hom và chiết cành nhằm mục tiêu bảo tồn loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật giâm hom sử dụng IBA nồng độ 500 ppm cho tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm và số lượng lá cao nhất, trong khi với chất kích thích sinh trưởng α-NAA thì nồng độ 750 ppm cho kết quả cao nhất. | Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến nhân giống cây Xáo tam phân khánh hoà (Paramignya trimera (Oliver) Burkill) bằng giâm hom và chiết cành Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 5–11 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN NHÂN GIỐNG CÂY XÁO TAM PHÂN KHÁNH HOÀ (Paramignya trimera (Oliver) Burkill) BẰNG GIÂM HOM VÀ CHIẾT CÀNH Trần Nam Thắng*, Lê Văn Khánh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt: Cây Xáo tam phân (Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum) ở Khánh Hoà là loài cây thuốc quý theo tài liệu cũng như kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. Loài này phân bố chủ yếu tại Hòn Hèo, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh hòa. Hiện tại, loài đang bị khai thác hủy diệt và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Bài báo này trình bày các biện pháp nhân giống và nồng độ chất kích thích sinh trưởng phù hợp cho kỹ thuật giâm hom và chiết cành nhằm mục tiêu bảo tồn loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật giâm hom sử dụng IBA nồng độ 500 ppm cho tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm và số lượng lá cao nhất, trong khi với chất kích thích sinh trưởng α-NAA thì nồng độ 750 ppm cho kết quả cao nhất. Với kỹ thuật chiết cành, IBA nồng độ 250 ppm cho kết quả ra rễ cao nhất, trong khi với α-NAA thì nồng độ phù hợp nhất là 750 ppm. Từ kết quả đó, các tác giả khuyến nghị sử dụng IBA 500 ppm cho giâm hom và IBA 250 ppm cho chiết cành với cây Xáo tam phân. Từ khóa: Xáo tam phân, Khánh hòa, giâm hom, chiết cành, nhân giống 1 Đặt vấn đề Cây Xáo tam phân Khánh Hoà có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum, có tên đồng nghĩa là Atalantia trimera Oliv., thuộc loài Paramignya, họ cam quýt (Rutaceae). Theo tài liệu cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1990) thì gọi là Xáo tam phân (Paramignya trimera). Cây này trước đây được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Bình Dương và phân bố nhiều ở khu vực nam trung bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận ) và có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ