Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo giới thiệu một phương pháp mô tả sự phân bố nhiệt độ trong vật nung dày mà không cần phải chia lớp dày của vật nung theo chiều ngang. Phương pháp này là sự kết hợp giữa công thức tách biến Galerkin vẫn thường được sử dụng để chuyển hàm hai biến thành tổng tuyến tính của tích các hàm một biến, với lý thuyết mờ để xác định trực tuyến các tham số mô hình phân bố nhiệt thu được. | Kết hợp mô hình mờ và công thức tách biến Galerkin để mô hình hóa quá trình truyền nhiệt trong vật nung dày Nghiên cứu khoa học công nghệ KẾT HỢP MÔ HÌNH MỜ VÀ CÔNG THỨC TÁCH BIẾN GALERKIN ĐỂ MÔ HÌNH HÓA QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT TRONG VẬT NUNG DÀY Nguyễn Việt Dũng* Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một phương pháp mô tả sự phân bố nhiệt độ trong vật nung dày mà không cần phải chia lớp dày của vật nung theo chiều ngang. Phương pháp này là sự kết hợp giữa công thức tách biến Galerkin vẫn thường được sử dụng để chuyển hàm hai biến thành tổng tuyến tính của tích các hàm một biến, với lý thuyết mờ để xác định trực tuyến các tham số mô hình phân bố nhiệt thu được. Mô hình toán về phân bố nhiệt trong vật nung dày còn được bài báo biểu diễn dưới dạng sơ đồ khối, rất tiện cho việc quan sát nhiệt độ trong vật nung trong điều khiển. Kết quả mô phỏng cũng đã xác nhận khả năng ứng dụng tốt vào thực tế của mô hình này. Từ khóa: Tách biến Galerkin, Mô hình mờ, Truyền nhiệt, Vật nung dày. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có hai loại mô hình cơ bản trong mô tả lò nung là mô hình toàn diện (comprehensive) và mô hình rút gọn (reduced). Mô hình toàn diện thường được sử dụng để nghiên cứu chi tiết bản chất vật lý của lò nung, sự phân bố năng lượng nhiệt trong lò và phân bố nhiệt trong vật nung thông qua mô phỏng, dự đoán. Mô hình rút gọn thường chỉ tập trung mô tả hiện tượng bức xạ nhiệt trong lò và truyền nhiệt trong vật nung, nên nó là mô hình được dùng trong điều khiển [1, 3, 7, 8, 9, 10]. Như vậy, để có được mô hình đối tượng phục vụ công việc thiết kế bộ điều khiển sau này, ta cần có mô hình truyền nhiệt trong vật nung. Do T (t , x , y , z ) phụ thuộc vào cả thời gian và không gian nên phương trình mô tả động học sự phân bố nhiệt độ T (t , x , y , z ) trong vật nung sẽ có dạng một phương trình đạo hàm riêng nhiều lớp theo các biến t , x , y , z . Điều này, trong thực tế, đã hạn chế khả năng sử dụng nó vào công việc phân tích và điều khiển lò nung. Với