Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc thực hiện đánh giá riêng biệt mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến khả năng bôi trơn của nhiên liệu. Kết quả cho thấy thành phần hợp chất lưu huỳnh, độ nhớt động học và nhiệt độ phân đoạn chưng cất 50% có ảnh hưởng lớn đến độ bôi trơn. | CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2019 KHOA HỌC - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÝ - HÓA ĐẾN ĐỘ BÔI TRƠN CỦA NHIÊN LIỆU TÀU THỦY THE EFFECT OF PHYSICAL AND CHEMICAL CHARACTERISTICS ON THE LUBRICATING ABILITY OF SHIP'S FUELS LƯU QUANG HIỆU Khoa Máy tàu biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Email liên hệ: luuquanghieu@vimaru.edu.vn Tóm tắt Phụ lục VI Công ước MARPOL quy định hàm lượng lưu huỳnh đối với tất cả các loại nhiên liệu sử dụng trên tàu. Từ năm 2015 hàm lượng lưu huỳnh cho phép trong khu vực kiểm soát khí thải là 0,1% và trên toàn thế giới dự kiến đến năm 2020 là 0,5%. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu và thực tế sử dụng nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp cho thấy chúng có độ bôi trơn kém và các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bôi trơn không chỉ có hàm lượng lưu huỳnh mà còn có độ nhớt động học, phân đoạn chưng cất, cặn cơ học,. Tác giả thực hiện đánh giá riêng biệt mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến khả năng bôi trơn của nhiên liệu. Kết quả cho thấy thành phần hợp chất lưu huỳnh, độ nhớt động học và nhiệt độ phân đoạn chưng cất 50% có ảnh hưởng lớn đến độ bôi trơn. Từ khóa: Nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp, độ bôi trơn, độ nhớt động học, phân đoạn chưng cất, đường kính mài mòn. Abstract MARPOL Annex VI sets out the requirements for the sulfur content of any fuel oil used onboard ships. Since 2015 the sulfur content has been permitted the use on Emission Control Areas that is 0,10% and the global sulfur cap is foreseen to be reduced to 0,50% by 2020. However, the study results and practical use of low sulfur fuels have been showed that the lubrication characteristics of fuel is poor not only sulfur content but also the kinematic viscosity, fractional composition, and mechanical impurities, etc., The author conducted a separated assessment of their influences on the lubrication ability of fuel. The study results showed that the sulfur content, kinematic viscosity and temperature fractional distillation 50% have been influenced on the .