Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 158-164 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0112 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP Nguyễn Thị Thắm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Khuyết tật thị giác không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi của học sinh khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em. Hiện nay, một số trường tiểu học hòa nhập đã bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho các em còn chưa cao. Bài viết này ngoài việc phân tích những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh khiếm thị tiểu học còn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chính từ nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng này sẽ giúp các trường có được những biện pháp điều chỉnh để giúp học sinh khiếm thị có những kĩ năng sống cần thiết nhất. Từ khóa: Trẻ khiếm thị, trường tiểu học hòa nhập, giáo dục hòa nhập, kĩ năng sống, yếu tố ảnh hưởng. 1. Mở đầu Giáo dục hòa nhập là xu thế của xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, năm 2010 Luật người khuyết tật được ban hành đã khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc cung cấp cơ hội giáo dục cho toàn xã hội, tiến hành giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thị nói riêng [2]. Học sinh khiếm thị có cơ hội học tập, vui chơi, hòa nhập cùng các bạn học sinh sáng. Đối với học sinh khiếm thị tiểu học, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống (KNS) là tạo cơ hội cho các em có được sự độc lập [4]. Độc lập giúp học sinh khiếm thị phát triển cảm giác tự tin và tham gia và cộng đồng như một người chủ. Khi còn nhỏ, trẻ học các kĩ năng sống bằng cách quan sát ngẫu nhiên và bắt chước hành động của người khác [6]. Khoảng 80% kiến thức và kĩ năng học được thông qua kênh thị giác. Với học sinh .