Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của học sinh điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm xây dựng mô hình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 151-157 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0067 MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO HỌC SINH ĐIẾC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của học sinh điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm xây dựng mô hình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc. Từ khóa: HS điếc, khiếm thính, GD đặc biệt, GD phổ thông, cao đẳng sư phạm trung ương. 1. Mở đầu Trong 21 năm thực hiện Nghị định 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật (TKT) chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục TKT của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, số lượng TKT được đi học đã tăng lên hơn 10 lần, trong đó có học sinh (HS) điếc. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 64.000 trẻ điếc có nhu cầu học bằng ngôn ngữ kí hiệu (NNKH). Mục tiêu hàng đầu trong giáo dục HS điếc là giao tiếp tốt trong môi trường xã hội bằng NNKH và sử dụng ngôn ngữ viết tiếng Việt [6]. Thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu của các nước có: nghiên cứu về đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc của Sinhiak V.A, Nudenman N.M (1998) [9]; sử dụng điệu bộ tự nhiên để dạy HS điếc qua 3 bước của Juan Pablo Bonet (Tây Ban Nha); sử dụng NNKH hỗ trợ dạy học cho HS điếc của John Wallis (Anh), Charlet Michel Albe de L’epee (Pháp), Thomas Hopkin Gallaudet (Mĩ) [10] [13], Truax, Foo and Whitesell (2002) [15], Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David (2006) [8], Kirstin Bostelmann & Vivien Heller (2007) [5], Audrey C. Cooper & Samuel L. Weber (2015) [1]. Ở Việt Nam, có các nghiên cứu về đại cương giáo dục trẻ khiếm