Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm đánh giá kiến thức về phòng chống ô nhiễm thực phẩm của người tham gia chế biến tại các bếp ăn tập thể trường mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Bình, 395 người tham gia chế biến thực phẩm đã được phỏng vấn bằng bộ phiếu chuẩn bị trước. | Gãy hở hai xương cẳng chân ở nam nhiều hơn ở nữ, chủ yếu là do TNGT. Cố định ngoại vi với khung FESSA vẫn là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cố định xương gãy trong gãy xương hở (chiếm 52%) đặc biệt là trong gãy hở độ III. Với bệnh nhân gãy hở độ I, II đến sớm, vết thương sạch điều trị giống như một gãy kín kết hợp xương bên trong với nẹp vít hay đóng đinh nội tủy được khi vết thương phần mềm đã ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Kim Châu, Đoàn Lê Dân (1994), “Tổng quan về tình hình cấp cứu chấn thương chỉnh hình”. Hội nghị ngoại khoa cấp cứu bụng và cơ quan vận động. 2. Hồ Văn Bình (2005) “Đánh giá tác dụng khung cố định ngoài FESSA trong điều trị gãy hở xương cẳng chân tại Bệnh viện Việt Đức”. 3. Phạm Đăng Ninh (2000), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố định ngoài một bên bằng ép cọc ren ngược chiều trong điều trị gãy hở hai xương cẳng chân”. 4. Phùng Ngọc Hòa, Cao Mạnh Liệu (1995), “Điều trị gãy hở phức tạp chi dưới bằng khung FESSA”, trang 18. 5. Cao Mạnh Liệu (1994), “Khung cố định ngoài FESSA với gãy hở phức tạp ở chi dưới”, trang 96. 6. Đặng Kim Châu, Ngô Văn Toàn (1994), “Nhận xét về điều trị cấp cứu gãy hở hai xương cẳng chân với 198 trường hợp theo dõi trong 3 năm (1988 – 1991)”, trang 35. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THUỘC TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2013 NGUYỄN THANH TÙNG, TRẦN QUÝ TƯỜNG Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế ĐẶNG BÍCH THỦY - Trường Đại học Y Dược Thái Bình TÓM TẮT Nhằm đánh giá kiến thức về phòng chống ô nhiễm thực phẩm của người tham gia chế biến tại các bếp ăn tập thể trương mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Bình, 395 người tham gia chế biến thực phẩm đã được phỏng vấn bằng bộ phiếu chuẩn bị trước. Kết quả cho thấy: Kiến thức của người chế biến về ATTP đạt ở mức tốt (Theo quyết định 4128-BYT): kiến thức chung là 67,3%; về chế biến thực phẩm chiếm 61,0%; về sử dụng và bảo quản thức ăn chiếm 54,4%. Có 87,5% người chế biến biết nguyên nhân NĐTP do hóa .