Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần lớn tiểu thuyết của Lê Lựu được trần thuật theo hướng khách quan hóa như sau: người trần thuật hòa mình với nhân vật, “ủy thác” lời trần thuật cho nhân vật và trần thuật có giọng nói riêng. Do vậy, người đọc có thể đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ thế giới tâm hồn nhân vật này sang thế giới tâm hồn nhân vật khác. Đồng thời, Lê Lựu cũng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về tính chân thật của câu chuyện được kể khi giúp người đọc đối thoại cùng với nhân vật. Thế giới nhân vật hiện lên phong phú và cuốn hút người đọc. | Trần thuật khách quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Võ Thị Mỹ Hạnh TRẦN THUẬT KHÁCH QUAN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU Võ Thị Mỹ Hạnh* TÓM TẮT Phần lớn tiểu thuyết của Lê Lựu được trần thuật theo hướng khách quan hóa như sau: người trần thuật hòa mình với nhân vật, “ủy thác” lời trần thuật cho nhân vật và trần thuật có giọng nói riêng. Do vậy, người đọc có thể đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ thế giới tâm hồn nhân vật này sang thế giới tâm hồn nhân vật khác. Đồng thời, Lê Lựu cũng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về tính chân thật của câu chuyện được kể khi giúp người đọc đối thoại cùng với nhân vật. Thế giới nhân vật hiện lên phong phú và cuốn hút người đọc. ABSTRACT Objective narration in Le Luu’s novels Majority of Le Luu’s novels were narrated in the form as follows: the narrator mixes with characters, “commits” narrative words to characters who narrate with their own voices. Therefore, readers can feel characters from this story to another. At the same time Le Luu made a strong impression on the reader about the truth of the story that helps readers talk with characters. Khi trần thuật khách quan hóa, tính khách quan của hiện thực được phản ánh rất cao. Tuy nhiên ở dạng này người trần thuật ít để lại những nét riêng biệt trong tác phẩm. Hình tượng người trần thuật mờ nhạt đồng thời dễ dẫn đến sự đơn điệu trong cách kể. Do vậy, theo tiến trình phát triển của loại hình tự sự, kiểu trần thuật này được các nhà văn vận dùng tài tình, khéo léo với nhiều mức độ khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng cho lối trần thuật khách quan hóa. Tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu chúng tôi thấy khi trần thuật theo lối này nhà văn chọn cách hòa mình với nhân vật, “ủy thác” lời trần thuật cho nhân vật và trần thuật có giọng nói riêng. 1. Trần thuật hòa mình với nhân vật Phần lớn tiểu thuyết của Lê Lựu được trần thuật theo hướng khách quan hóa. Đọc Thời xa vắng, Mở rừng, Đại tá không .