Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những năm cuối trong chu kỳ hoạt động Mặt trời thường xảy ra các trận bão Mặt trời khốc liệt, gây ảnh hưởng đến khí quyển tầng cao của Trái đất. Bài báo này khảo sát sơ bộ tình hình biến động Mặt trời trong các năm 2004, 2005, 2006, thuộc cuối chu kỳ hoạt động Mặt trời thứ 23 và đối chiếu với số liệu điện ly thu nhận được tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này để nhận định về khả năng nghiên cứu tiếp ảnh hưởng của hoạt động Mặt trời lên trạng thái của điện ly. | Đối chiếu số liệu hoạt động mặt trời và số liệu điện ly tại miền Nam Việt Nam trong các năm cuối chu kỳ hoạt động mặt trời thứ 23 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Trần Quốc Hà ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG MẶT TRỜI VÀ SỐ LIỆU ĐIỆN LY TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM CUỐI CHU KỲ HOẠT ĐỘNG MẶT TRỜI THỨ 23 Trần Quốc Hà* 1. Tổng quan Mặt trời là một ngôi sao gần nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến Trái đất. Giữa “thời tiết” Mặt trời và khí quyển tầng cao của Trái đất có mối quan hệ rất mật thiết [1]. Nhìn chung, Mặt trời là một ngôi sao ở giai đoạn ổn định, công suất bức xạ không có gì thay đổi. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo và chuyển động, Mặt trời có những thay đổi bất thường trong bức xạ, gọi là hoạt động Mặt trời [2]. Khi có các hoạt động Mặt trời như bùng nổ Mặt trời (BNMT); sự phóng vật chất vành Nhật hoa (CME); sự kiện proton, gọi chung là bão mặt trời, Mặt trời bất ngờ phóng ra một cách dữ dội các đám mây từ, các luồng hạt mang điện năng lượng cao kèm các bức xạ sóng ngắn (tia X). Các thành phần đó làm thay đổi trường liên hành tinh, khi đến Trái đất sẽ nén đường sức từ của từ trường Trái đất, khiến nó thay đổi và tạo ra các nhiễu loạn, gọi là bão từ. Tầng điện ly là tầng hạt mang điện của Trái đất được tạo thành bởi bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có liên hệ mật thiết với từ quyển Trái đất. Theo cơ chế điện động lực học, từ trường biến thiên sẽ phát sinh dòng điện. Đồng thời, các hạt mang điện chuyển động trong điện từ trường thay đổi sẽ chịu các lực tác động làm thay đổi tính chất chuyển động. Khi có bão từ, từ trường biến thiên, các dòng điện vòng xuất hiện do cảm ứng điện từ tạo ra các lực nâng khiến các hạt mang điện trong điện ly bị xáo trộn. Do đó bão từ hay dẫn đến bất thường trong điện ly tiếp theo sau đó, mà lớp cao nhất là lớp F2 điện ly thường chịu ảnh hưởng rõ rệt, thể hiện ở sự thay đổi nồng độ điện tử (mà tỷ lệ thuận với nó là tần số tới hạn foF2) và bề dày của lớp (thể hiện qua độ cao của cực đại nồng .