Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tìm hiểu mối tương đồng và dị biệt giữa những linh thú này với con nghê trong văn hóa Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn xem chi tiết nội dung bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2014 110 ĐINH HỒNG HẢI* BIỂU TƯỢNG CON NGHÊ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM** Tóm tắt: Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, bên cạnh con rồng còn có một linh thú hết sức nổi tiếng nhưng hiểu biết về nó vẫn rất mơ hồ, đó là con nghê. Khác với con rồng mang tính cung đình, con nghê là linh thú được sử dụng phổ biến cả trong văn hóa dân gian lẫn trong văn hóa cung đình. Điều này dẫn đến một câu hỏi, vậy con nghê là linh thú dân gian ảnh hưởng đến văn hóa cung đình hay ngược lại? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải truy nguyên nguồn gốc của con nghê. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, vì con nghê không phải là một con vật có thực như con rùa hay con hổ, cũng không phải là những linh thú ngoại nhập như con tỳ hưu hay con sư tử. Thậm chí, con nghê còn bị đánh đồng với con lân, con lân mã, con long mã và con ly. Những linh thú này tương đối phổ biến trong văn hóa Việt Nam nhưng lại khó nhận dạng vì sự hình thành của chúng khá phức tạp và thường bị lẫn lộn giữa loại này với loại khác. Sự phức tạp đó dẫn đến những cách gọi tên hỗn độn cho nhóm linh thú này. Bài viết tìm hiểu mối tương đồng và dị biệt giữa những linh thú này với con nghê trong văn hóa Việt Nam. Từ khóa: Con nghê, linh thú, văn hóa Việt Nam. 1. Nguồn gốc và tên gọi Trong số các linh thú có nguồn gốc Trung Hoa được nêu tên ở trên thì con lân là một con vật được biết đến nhiều nhất. Trong văn hóa Việt Nam có thể nhìn thấy con lân trong các hội múa lân (múa tứ linh). Con lân xuất hiện ở đình, chùa, đền, miếu và nhiều loại hình kiến trúc khác; được trang trí ở nhiều vị trí khác nhau với những chức năng khác nhau. Lân là tên gọi tắt của con kỳ lân có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa với thành ngữ “lân, phượng, quy, long vị chi tứ linh”. Theo Thuyết văn giải tự của * TS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong Đề tài mã số VIII1.3-2012.01. ** Đinh Hồng Hải. Biểu .