Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khung sinh kế bền vững là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng người dân xã Vân Lăng. Kết quả của việc sử dụng khung sinh kế bền vững trong việc phân tích sinh kế của người dân ở đây đã chỉ ra rằng hầu hết các loại vốn của người dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. | Bùi Thị Minh Hà và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 145 - 150 SỬ DỤNG KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỂ PHÂN TÍCH SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC XÃ VÂN LĂNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Thị Minh Hà*, Nguyễn Hữu Thọ Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khung sinh kế bền vững là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích tổng quát sinh kế của cộng đồng ngƣời dân xã Vân Lăng. Kết quả của việc sử dụng khung sinh kế bền vững trong việc phân tích sinh kế của ngƣời dân ở đây đã chỉ ra rằng hầu hết các loại vốn của ngƣời dân xã Vân Lăng đều rất nghèo. Vốn tự nhiên, xét về tổng thể thì khá nhƣng vốn có thể sử dụng để cải thiện sinh kế thì lại nghèo. Vốn con ngƣời thì giầu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng của loại vốn này rất kém thể hiện qua việc số lao động đƣợc đào tạo không có. Đặc biệt, vốn tài chính là một khó khăn rất lớn đối với ngƣời dân xã Vân Lăng, ngƣời dân hầu nhƣ không có vốn để đầu tƣ cho sản xuất. Vốn vay của ngân hàng thì phần lớn đầu tƣ cho cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề đói nghèo của ngƣời dân xã Vân Lăng trƣớc hết cần tập trung vào giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề cho nông dân, cùng với đó là cung cấp dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã đƣợc đào tạo. Từ khóa: Khung sinh kế, bền vững, đói nghèo, Vân Lăng, phân tích ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh kế bền vững là cách suy nghĩ về mục tiêu, về quy mô và những ƣu tiên phát triển của cộng đồng nhằm cải thiện tiến trình xoá đói giảm nghèo (Scoones, 1998). Một trong những nguyên tắc của sinh kế bền vững là lấy con ngƣời là trung tâm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cộng đồng (Caroline Ashley và Diana Carney, 1999). Sinh kế có thể đƣợc diễn tả nhƣ là sự kết hợp của các nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng và các hoạt động đƣợc thực hiện để sống (Farrington và CS, 1999). Các tài nguyên có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con ngƣời (vốn con ngƣời), đất đai, tiền tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất) và các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc không chính