Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện đang là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ được đặt ra trong tất cả các bậc học ở Việt Nam. Bài viết này xin giới thiệu một ý tưởng về việc sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học ở tiểu học. Nó sẽ giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan, toàn diện và dễ dàng hơn khi tiếp cận với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong nhà trường tiểu học. | Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG HOÁ NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC Nguyễn Thị Thu Hằng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện đang là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ được đặt ra trong tất cả các bậc học ở Việt Nam. Bài viết này xin giới thiệu một ý tưởng về việc sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học ở tiểu học. Nó sẽ giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan, toàn diện và dễ dàng hơn khi tiếp cận với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong nhà trường tiểu học. Từ khóa: kỹ năng, kỹ năng sống, tiểu học, sơ đồ, sơ đồ tư duy ĐẶT VẤN ĐỀ* Năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn triển khai việc tăng cường thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong tất cả các bậc học. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Kế hoạch 453/KH-BGDĐT ngày 30/07/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên toàn quốc; Công văn số 5126/BGDĐT- CTHSSV về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên năm học 2010- 2011 cho các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước. Điều đó chứng tỏ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Giáo dục Việt Nam đặt ra. Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng sống xuất hiện từ khá sớm (1960), tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, giáo dục kỹ năng sống mới chính thức bắt đầu được triển khai đưa vào trong công tác giảng dạy ở nhà trường nói chung và ở tiểu học nói riêng. Ở tiểu học, kỹ năng sống chủ yếu được giáo dục thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong một số môn học tiềm năng. Chính vì vậy, việc tiếp cận nội dung kỹ năng sống được tích hợp trong một số môn học ở tiểu học của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn