Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của bài viết là tìm hiểu về ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp gia đình giữa một loại nhân vật đặc biệt chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của người xưa thông qua tín ngưỡng dân gian với người trần thế. | Số 12 (230)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 91 NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA XƯNG HÔ GIỮA LỰC LƯỢNG THẦN KÌ VÀ NGƯỜI TRẦN THẾ TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH TRÊN TƯ LIỆU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT VOCATIVE BETWEEN DIVINE AND ORDINARY PEOPLE IN FAMILY CONVERSATION ON VIETNAMESE FAIRY TALES LÊ THỊ KIM CÚC (ThS-NCS; Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương) Abstract: The relation between divine and ordinary people is such a special type in fairy tales. In family communication, the divine's vocative frequency is much more than that of ordinay people. The relative nouns are used the most. The vocative strategies are still mentionef but not much; including appropriate and inappropriate corresponding vocative, vocative by changing self-vocative. Key words: vocative; divine; ordinary people; family conversation; Vietnamese fairy tales. 1. Dẫn nhập 1.1. Xưng hô là một hành động ngôn ngữ mà người nói (Sp1) dùng để tự xưng và hô gọi người nghe (Sp2) trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Khác với các hành động ngôn ngữ trong 5 nhóm hành động ngôn ngữ do Austin và Searle đề xuất, hành động ngôn ngữ “xưng hô” tuy không tham gia vào nội dung của diễn ngôn nhưng chúng góp phần xác định nhân thân của người nói/người nghe, thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp và cao hơn là thể hiện văn hóa của dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xưng hô tiếng Việt từ lí luận đến ứng dụng của xưng hô trong giao tiếp thực tế. Việc nghiên cứu xưng hô trong các tác phẩm văn học cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về xưng hô trong tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là xưng hô giữa lực lượng thần kì và người trần thế. 1.2. Truyện cổ tích thần kì khác biệt với truyện cổ tích thế sự và cổ tích loài vật ở chỗ: nó không “nhấn mạnh hiện thực (điều đang có) mà là trình bày mơ ước, nguyện vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên có) thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo” [14]. Do vậy, “yếu tố kì