Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tập trung làm rõ một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử ở Trường Đại học Vinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Mời các bạn tham khảo! | N. T. Hà / Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm lịch sử Trường Đại học Vinh. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Hà Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 25/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017 Tóm tắt: Năng lực dạy học là một thành phần của năng lực sư phạm và là năng lực quan trọng nhất của giáo dục nghề nghiệp. Theo phương pháp tiếp cận năng lực, năng lực dạy học của giáo viên trở thành chuẩn đầu ra, thành tiêu chí để xây dựng và đánh giá các năng lực dạy học trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Vì thế, việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên trong các trường sư phạm phải được chú trọng, phải đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc phổ thông. Bài viết này tập trung làm rõ một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử ở Trường Đại học Vinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. I. Đặt vấn đề Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ cấp thiết của các trường sư phạm. Để thực hiện mục đích đào tạo đó, giáo viên lịch sử đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau như: năng lực tự học, năng lực dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học, trong đó năng lực dạy học là đặc trưng cơ bản nhất của việc đào tạo nghề dạy học. Năng lực dạy học được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên, trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm giữ vai trò nền tảng. Vì vậy, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên Sư phạm Lịch sử nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là hết sức cần thiết. II. Nội dung nghiên cứu 1. Năng lực dạy học Lịch sử Theo Từ điển Tiếng Việt, “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự Email: nguyenthihadhv@gmail.com 44 nhiên sẵn