Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo bắt đầu bằng việc mô tả những đặc điểm của các hình thái ĐG trong giáo dục, đặc điểm của hình thái ĐG hiện đại, và việc vận dụng thực tế các PP ĐG của hình thái ĐG hiện đại trên thế giới. Thực trạng sử dụng các PP này tại Việt Nam cũng được trình bày trước khi bài báo nêu các kiến nghị để có thể hiểu và tổ chức thực hiện các PPĐG tốt hơn trong chương trình giáo dục (GD) phổ thông theo định hướng năng lực những năm tới. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 51-61 Hình thái đánh giá giáo dục hiện đại và các phương pháp đánh giá năng lực học tập của học sinh phổ thông tại Việt Nam Dương Thu Mai* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Đổi mới về đánh giá là vấn đề trọng tâm của giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây. Với mục đích xác định và hướng dẫn sử dụng những phương pháp (PP) đánh giá (ĐG) trên lớp phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới đang được xây dựng tại Việt Nam, bài báo bắt đầu bằng việc mô tả những đặc điểm của các hình thái ĐG trong giáo dục, đặc điểm của hình thái ĐG hiện đại, và việc vận dụng thực tế các PP ĐG của hình thái ĐG hiện đại trên thế giới. Thực trạng sử dụng các PP này tại Việt Nam cũng được trình bày trước khi bài báo nêu các kiến nghị để có thể hiểu và tổ chức thực hiện các PPĐG tốt hơn trong chương trình giáo dục (GD) phổ thông theo định hướng năng lực những năm tới. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2016 Từ khóa: Phương pháp đánh giá, hình thái đánh giá hiện đại, giáo dục phổ thông, kiểm tra, đánh giá năng lực. 1. Hình thái đánh giá giáo dục hiện đại * người học và không cung cấp ý nghĩa cho các điểm số đó. Nhận định (assessing) là quá trình miêu tả và giải thích đại lượng điểm số đã thu thập được để đưa ra ý nghĩa về năng lực, trình độ, nhận thức của người học. Đánh giá (evaluating), bước cuối cùng, là việc đưa quyết định thực tế dựa trên các nhận định ở trên về năng lực, trình độ, nhận thức của người học trong bối cảnh giáo dục cụ thể (ví dụ như quyết định các hình thức thưởng phạt, xếp loại đỗ/trượt). Cả ba giai đoạn đo lường, nhận định, đánh giá thường được nhắc tới trong quá trình đánh giá, vì thế “đánh giá” có thể được hiểu như một quá trình hay như một khâu của quá trình. Trong giáo dục, dựa trên những lí thuyết và PPĐG chủ đạo, Mabry (1999) [2] phân chia lịch sử ĐG thành ba