Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng khách quan khoa học về lao động, vận dụng lý luận về NNL vào phân tích, đánh giá NNL ở tỉnh Hòa Bình nhằm đề xuất các giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới. | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình Tác giả luận văn: Phạm Thị Thanh Hiến Khóa: 2010A Người hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Cảnh Huy Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hoà Bình nói riêng thì định hướng phát triển NNL cần được thực hiện theo hai hướng : nâng cao chất lượng NNL về mọi mặt, nhất là về trình độ kỹ thuật, khả năng thích nghi với yêu cầu mới của nền kinh tế; đồng thời phải tạo mở cơ chế chính sách sao cho mọi người có cơ hội tham gia, tìm được việc làm. Để thực hiện mục tiêu tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP là 33%, đến năm 2015 là 45%, đến năm 2020 là 52%; đưa tỉnh Hoà Bình cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo và có tỷ trọng CN hợp lý. Do đó cần phải khai thác các tiềm năng, phát huy tối đa các nguồn lực đặc biệt là NNL trong điều kiện cụ thể của địa phương. Vì vậy nghiên cứu đánh giá về NNL nhằm đề xuất những phương hướng giải pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi để đáp ứng NNL cho phát triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình đang là vấn đề cấp thiết về lý luận và là đòi hỏi của thực tiễn địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ phạm vi công tác của bản thân hiện nay, học viên chọn đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh. b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng khách quan khoa học về lao động, vận dụng lý luận về NNL vào phân tích, đánh giá NNL ở tỉnh Hoà Bình nhằm đề xuất các giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới. 1 - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đào tạo NNL thông qua đào tạo .