Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điều chế dẫn xuất sulfate của polysaccharide chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm (annona muricata) và sự biến đổi hoạt lực kháng oxi hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết đi sâu nghiên cứu về phương pháp tạo dẫn xuất PS-sulfate từ PS trong lá mãng cầu xiêm (Annona muricata) và đánh giá sự biến đổi hoạt tính kháng oxi hóa của PS-sulfate so với PS ban đầu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) ĐIỀU CHẾ DẪN XUẤT SULFATE CỦA POLYSACCHARIDE CHIẾT XUẤT TỪ LÁ MÃNG CẦU XIÊM (ANNONA MURICATA) VÀ SỰ BIẾN ĐỔI HOẠT LỰC KHÁNG OXI HÓA Nguyễn Ngọc Hưng, Trần Thị Văn Thi* Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Huế * Email: tranthivanthi@gmail.com TÓM TẮT Nhiều polysaccharide-sulfate (PS-sulfate) chiết xuất từ sinh vật hay tổng hợp trong phòng thí nghiệm đã được xác định có những hoạt tính sinh học quý giá, trong đó có khả năng kháng oxi hóa. Trong nghiên cứu này, dẫn xuất PS-sulfate được tổng hợp từ polysaccharide (PS) được chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm (Annona muricata) sử dụng tác nhân phức sulfur trioxide pyridine trong dung môi dimethyl sulfoxide. Khác với phổ FT-IR của PS ban đầu, phổ FT-IR của PS-sulfate xuất hiện thêm hai dải hấp thụ mới, một ở vùng 1230-1270 cm-1, là tín hiệu dao động hóa trị không đối xứng của liên kết S=O và một tín hiệu khác ở vùng 800-870 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng của liên kết C-O-S liên quan đến nhóm -C-O-SO3-. Điều này chỉ ra rằng, phản ứng sulfate hóa PS đã thành công. Hàm lượng sulfate trong các dẫn xuất PS-sulfate được xác định bằng phương pháp barium chloride-gelatin của Dogson (1956) cho các giá trị lần lượt là 34,64; 39,87 và 41,36%. Lực kháng oxi hóa tổng của PS và PS-sulfate được xác định theo phương pháp phospho molybdenum của Prieto (1999), kết quả cho thấy dẫn xuất PS-sulfate có khả năng kháng oxi hóa tốt hơn so với PS ban đầu và phụ thuộc vào hàm lượng sulfate trong mẫu. Từ khóa: Dẫn xuất polysaccharide-sulfate, hoạt tính kháng oxi hóa, phản ứng sulfate hóa. 1. MỞ ĐẦU Mãng cầu xiêm đã được sử dụng từ lâu để làm thực phẩm và là vị thuốc trong một số bài thuốc dân gian như trị cảm, sổ mũi, tiêu chảy, đái tháo đường, bệnh tim [10]. Hóa dược hiện đại cũng cho thấy mãng cầu xiêm có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng oxi hóa, ức chế các tế bào ung thư [1]. Các hoạt chất tạo nên hoạt tính sinh học kỳ diệu đó của mãng cầu xiêm được

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.