Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết nằm tìm hiểu nhận thức của phụ nữ và nam giới về vấn đề bạo hành giới đối với phụ nữ (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối với phụ nữ ở tỉnh Long An | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học BẠO HÀNH GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TẠI LONG AN, NĂM 2012 Lê Hoàng Ninh*, Phùng Đức Nhật*, Hà Võ Vân Anh*, Nguyễn Nhất Chi Mai*, Điền Ngọc Trang*, Nguyễn Thị Tuyết Vân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mặc dù các trường hợp bạo hành giới đối với phụ nữ được ghi nhận là giảm dần nhưng số ca bị bạo hành nghiêm trọng ở tỉnh Long An có chiều hướng gia tăng trong năm 2012. Phụ nữ được xác định là đối tượng có nguy cơ cao bị bạo hành. Ước tính có khoảng 87% phụ nữ Việt Nam chịu bạo hành gia đình nhưng không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ hành chính hoặc người đứng đầu cơ quan chức năng. Mục tiêu: Tìm hiểu nhận thức của phụ nữ và nam giới về vấn đề bạo hành giới đối với phụ nữ (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối với phụ nữ ở tỉnh Long An. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, điều tra định lượng tiến hành trên 380 phụ nữ đã lập gia đình; kết hợp với phương pháp khảo sát định tính (thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu) trên đối tượng phụ nữ, nam giới đã lập gia đình và đại diện các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ. Kết quả: Ở Long An, tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo hành thể chất trong suốt thời gian chung sống .