Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nét tương đồng và khác biệt giữa Triết lý Khổng Tử và Hồ Chí Minh về đối tượng giáo dục trình bày: Ở góc độ đối tượng giáo dục, Khổng Tử đưa ra triết lý “hữu giáo vô loại” đem lại sự bình đẳng trong giáo dục và cơ hội học tập cho người dân, đáp ứng phần nào nhu cầu được học của dân chúng thời bấy giờ,. . | NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT LÝ KHỔNG TỬ VÀ HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC HOÀNG TRẦN NHƯ NGỌC Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tóm tắt: Ở góc độ đối tƣợng giáo dục, Khổng Tử đƣa ra triết lý “hữu giáo vô loại” đem lại sự bình đẳng trong giáo dục và cơ hội học tập cho ngƣời dân, đáp ứng phần nào nhu cầu đƣợc học của dân chúng thời bấy giờ. Đến thời đại Hồ Chí Minh thì Ngƣời chủ trƣơng kiến tạo xã hội một nền giáo dục toàn dân. Trong nền giáo dục đó không có sự phân biệt già trẻ, gái trai, cứ là ngƣời Việt Nam thì phải tham gia học tập, tham gia xóa nạn mù chữ. Triết lý “giáo dục toàn dân” của Ngƣời đã gắn kết đƣợc truyền thống, hiện tại và tƣơng lai. Bởi thế, nó ăn sâu vào cuộc sống và tràn đầy hơi thở nhịp đập của nền giáo dục hiện đại, nó phù hợp với triết lý giáo dục đại chúng, “xã hội hóa giáo dục” của thế kỷ XXI. Từ khóa: Luận Ngữ, Khổng Tử, Hồ Chí Minh, đối tƣợng giáo dục, triết lý, giáo dục toàn dân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục ở bấ t cƣ́ chế đô ̣ nào , của giai đoạn phát triển nào của lịch sử cũng đều có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong điều kiện kinh tế trị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì giáo dục ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Một trong những yêu cầu để thực hiện đổi mới giáo dục thành công đòi hỏi Viê ̣t Nam phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con ngƣời, giáo dục và đào tạo con ngƣời. Chính vì vậy, chúng ta cần có một bƣớc nhìn lại lịch sử để chiêm nghiệm lại những triết lý nào phù hợp với giáo dục Việt Nam. Trong bài báo này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu triết lý về đối tƣợng giáo dục của Khổng Tử và Hồ Chí Minh. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh năm 551 trƣớc Công nguyên, mất năm 479 trƣớc Công nguyên, thọ 73 tuổi tại Ấp Trâu, làng Xƣơng Bình nƣớc Lỗ, nay thuộc huyện .