Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm ở học viện âm nhạc Huế trình bày: Công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là biện pháp hàng đầu của các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc,. . | BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỆ TRUNG CẤP 4 NĂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ HỒ THỊ QUỲNH TRÂM Học viện Âm nhạc Huế PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và những đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là biện pháp hàng đầu của các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc. Học viện âm nhạc Huế tuy mới thành lập đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc đối với hệ trung cấp 4 năm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội (KT-XH), và tạo nguồn đầu vào chất lượng cho các trường Văn hóa nghệ thuật trong cả nước, nhà trường cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy chuyên ngành âm nhạc đối với bậc học này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [1] Cùng với việc đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo, việc “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng được coi là “một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Để đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, và những đòi hỏi thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là vấn đề cấp thiết của các trường Văn hóa nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc