Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này khảo sát các khó khăn mà giáo sinh ngành sư phạm tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động thực tập tại các trường phổ thông. Kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã chỉ ra các hạn chế, trở ngại của giáo sinh khi thực hành công tác giảng dạy và chủ nhiệm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các đề xuất để hỗ trợ giáo sinh triển khai hoạt động thực tập sư phạm hiệu quả hơn. | KHÓ KHĂN CỦA GIÁO SINH NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG Khoa tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế ĐT: 0914 156 133, Email: nhungpham2481@gmail.com Tóm tắt: Thực tập sư phạm là hoạt động thực hành của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học, công tác chủ nhiệm. Nghiên cứu này khảo sát các khó khăn mà giáo sinh ngành sư phạm tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động thực tập tại các trường phổ thông. Kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã chỉ ra các hạn chế, trở ngại của giáo sinh khi thực hành công tác giảng dạy và chủ nhiệm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các đề xuất để hỗ trợ giáo sinh triển khai hoạt động thực tập sư phạm hiệu quả hơn. Từ khóa: thực tập sư phạm, tiếng Pháp, giáo sinh, công tác chủ nhiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tập sư phạm (TTSP) là hoạt động giáo dục đặc thù của các cơ sở đào tạo ngành sư phạm nhằm thông qua hoạt động giảng dạy và quản lý lớp thực tế ở các trường phổ thông giúp cho các giáo sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Giai đoạn TTSP là hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học và công tác chủ nhiệm. Mục tiêu của hoạt động thực hành sư phạm này chính là “tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm tiếp xúc với thực tế giáo dục, có cách nhìn tổng quát về hoạt động của nhà trường, về các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, về nhiệm vụ của giáo viên và những yêu cầu cần phải phấn đấu để trở thành giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt”, cụ thể hơn, đó là “tạo điều kiện cho sinh viên sư .