Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: góp phần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa xã hội của vùng đất, cung cấp dữ liệu cho việc nghiên cứu lý thuyết về địa danh cả nước; từ những cứ liệu được thu thập, tiếp tục đi sâu nghiên cứu xây dựng từ điển từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN ĐÌNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62220101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trƣờng Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi .giờ .tháng .năm Có thể tìm luận án tại: Thư viện Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên và nhân văn. Nghiên cứu địa danh có thể chỉ ra các phƣơng thức, nguyên tắc tạo địa danh đặc thù gắn với mỗi vùng phƣơng ngữ và các khu vực địa - văn hóa khác nhau. 1.2. Quảng Bình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nƣớc, nơi giao thoa tiếp biến của nhiều nền văn hóa. Từ thế kỷ thứ 10, vùng đất này từng bƣớc hội nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Chính vì thế, địa danh - một chứng tích ngôn ngữ học - sẽ phản ánh những biến đổi văn hóa ở vùng đất mở đầu cho sự thống nhất văn hóa Việt Nam nhƣ ngày nay. 1.3. Luận án hƣớng đến một nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu những đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa Quảng Bình bằng việc khảo sát hệ thống địa danh trên địa bàn, đóng góp cho việc nghiên cứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận đang đƣợc ƣa chuộng hiện nay trong các khoa học xã hội và nhân văn. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý Trung Quốc ghi chép địa danh, chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến quy luật của tên gọi. Đầu thời Đông Hán