Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu Giải bài tập Tính tương đối của chuyển động, công thức tính vận tốc SGK Lý 10 có đáp án nhằm giúp các em tự luyện tập nắm được Tính tương đối của chuyển động, công thức tính vận tốc. Mời các em cùng tham khảo! | Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc SGK Lý 10 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Chuyển động tròn đều SGK Lý 10 A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc I. Tính tương đối của chuyển động - Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối. - Vận tốc của chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối. II. Công thức cộng vận tốc Trong đó số 1 ứng vói vật chuyển động, số 2 ứng với hệ quy chiếu chuyển động, số 3 ứng với hệ quy chiếu đứng yên. Ta có vận tốc tuyệt đối bằng tổng véc tơ vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo. Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên; vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động; vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. B. Giải bài tập trang 37,38 SGK Vật Lý lớp 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc Bài 1 Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc trang 37 SGK Vật Lý 10 Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động. Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Một người ngồi trên xe đạp và một người đứng bên đường cùng quan sát chuyển động của một đầu van xe đạp đang chạy _ Bài 2 Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc trang 37 SGK Vật Lý 10 Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Một chiếc xuồng máy chạy trên một đoạn sông có bờ sông song song với dòng chảy. Khi xuồng chạy xuôi dòng: chọn một vật làm mốc gắn với bờ sông tại vị trí xuất phát, gắn một trục tọa độ Ox theo chiều chuyển động của xuồng. _ Bài 3 Tính tương đối của chuyển động. Công thức tính vận tốc trang 37