Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu được nội dung và phương pháp của những bài toán gốc, hình thành kĩ năng giải bài tập toán đơn giản, ngoài ra, hình thành kĩ năng tư duy, sáng tạo và phát triển bài toán từ đơn giản đến phức tạp. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung chi tiết, . | SKKN: SỬ DỤNG TÍNH KẾ THỪA CỦA BÀI TOÁN GỐC 2012 I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. Môn toán là một môn khoa học tự nhiên. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, liên quan mật thiết với các môn học khác, làm nền tảng cho các bộ môn khoa học tự nhiên khác. Vì vậy việc giảng dạy môn Toán ở các trường THPT nói chung và môn Toán lớp 11 nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phân hóa theo năng lực học sinh thì giáo viên phải có sự đầu tư nhiều hơn để đưa ra phương pháp dạy học mới cho phù hợp. Trong thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc đổi mới trong phương pháp dạy thì việc đổi mới phương pháp học của học sinh cũng rất quan trọng. Nó góp phần làm cho học sinh tăng khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo, quá trình lĩnh hội kiến thức đạt hiệu quả hơn. Dạy học không đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn đòi hỏi là phải xây dựng cho các em một phương pháp, một “con đường đi” tự tìm đến “cái đích” của khoa học. Qua nhiều năm giảng dạy thực tế trên lớp, tôi thấy rằng cứ nói đến "hình học" là các em học sinh đã thấy sợ chưa cần đi sâu vào môn học. Nhất là đứng trước một bài tập không biết phải bắt đầu từ đâu, giống như đang đứng giữa "đám rừng" không có lối thoát. Cũng chính vì lẽ đó để giúp cho học sinh có một chút tự tin khi giải bài tập hình, tôi mạnh dạn đưa ra SKKN "Sử dụng tính kế thừa của bài toán gốc". Từ bài toán lạ ta phân tích, tìm tòi, hướng giải đưa bài toán này về bài toán mà ta đã được giải, ta đã được học đó là "bài toán gốc". Trong chương trình lớp 11 học sinh đã được làm quen với điểm, đường, mặt phẳng, hay là bất đẳng thức trong tam giác. trong SKKN này tôi đi sâu vào vấn đề tìm tổng của các khoảng cách sao cho nó nhỏ nhất. Xuất phát từ dạy và học GV Phạm Văn Thắng – Trường PT DTNT Tây Nguyên 1 SKKN: SỬ DỤNG TÍNH KẾ THỪA CỦA BÀI TOÁN .