Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này đề xuất quy trình tổ chức bài học và thiết kế bài dạy Truyền thuyết Ao Bà Om trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu theo định hướng phát triển năng lực học sinh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 33-37 KHAI THÁC TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN KHMER THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Võ Thị Ngọc Kiều - Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 30/06/2018; ngày sửa chữa: 02/07/2018; ngày duyệt đăng: 12/07/2018. Abstract: Teaching towards developing learners’ competence requires flexible application of the positive teaching methods and forms with aim to promote the key competences of students expressed with concrete skills such as activeness, self-reliance, positive, creative thinking as well as ability of solving problems. Besides, application of documentation plays an important role in developing the necessary competences of learners. In this article, author points out the accordance of this teaching direction while using documentation in teaching Khmer Folk Literature. Also, the article proposes a process of designing the lesson “Legend of Ba Om Pond” based on applying documentation towards developing competence of students. Keywords: Competence, Khmer Folk Literature, documentation, teaching method. 1. Mở đầu Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang trở thành một yêu cầu khách quan, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Đây là định hướng phù hợp, cần thiết cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới tồn tại hai cách tiếp cận chủ yếu của chương trình giáo dục là: tiếp cận nội dung hoặc chủ đề. Bước sang thế kỉ XXI, các nhà giáo dục trên thế giới đã đề ra một cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận theo năng lực; và ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận này. Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc. Văn học dân gian có khối lượng tác phẩm đồ sộ,