Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xã hội học ra đời, phát triển và tồn tại không phải là để nhằm phục vụ cho văn học, nhưng sự có mặt của nó trước văn học lại như một yếu tố hỗ trợ có hiệu lực lớn trong toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn. Tham khảo nội dung bài viết "Nhân đại học các hội văn học nghệ thuật: Xã hội học với nhà văn" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Xã hội học số 3 - 1983 Thời sự 99 NHÂN ĐẠI HỌC CẢC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XÃ HỘI HỌC VỚI NHÀ VĂN NHƯ THIẾT Trong tiến trình của lịch sử xã hội văn học có trước xã hội học. Không cần có xã hội học nhân loại đã được thưởng thức những tác phẩm bất hủ của Eschyle Sophocle Nguyễn Du Đỗ Phủ Shakespeare Tô Động Pha. Bằng hệ thống hình tượng đầy sức cuốn hút nhà văn chân chính nào cũng nói lên những vấn đề xã hội nóng hổi lớn lao sâu sắc của dân tộc và thời địa mình. Nhiều thiết chế quy trình và hiện tượng xã hội đã được phản ánh một cách sống động trong tác phẩm văn học mà không hề xa lạ với tính quy luật của chính cuộc sống. Ở ý nghĩa đó nhà văn trong quá trình lao động sáng tạo đã nhận biết và khám phá xã hội như một xã hội học thực sự. Tính chất xã hội học trong nhiều tác phẩm của V.Huygo H. Balzac đã được những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho là rất phong phú. Lênine cũng đã đánh giá cao L. Tolstoi S. Chédrine Nekrassov và L.Tourgeniev về phương diện này. Tuy nhiên tính chất xã hội học trong thành quả lao động của nhà văn không hệ bị lu mờ đi khi xã hội học xuất hiện. Càng không thể có chuyện thay thế những tác phẩm văn học bằng tác phẩm xã hội học dù rằng cái mà nhà văn miêu tả cũng chính là cái mà xã hội học phản ánh. Duy có điều bằng phương pháp riêng xã hội học không xây dựng hệ thống hình tượng cảm tính cụ thể mà xác lập hệ thống lý luận với toàn bộ những quy luật biểu hiện phong phú của nó. Bằng con đường đúng đắn và đầy uyển chuyển của phản ánh luận mác-xít xã hội học đã gặp văn học ở ngay những Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 3 - 1983 100 Thời sự chân lý đạt tới. Chân lý nghệ thuật lôgic nghệ thuật bao giờ cũng là sự phản ánh đúng đắn những quy luật vận động và phát triển của cuộc sống xã hội. Không thể như có nhà thơ nào đã từng phản bác và bài xích lý luận khoa học đến mức cho rằng lý luận khái quát chỉ làm thui chột đi những xúc động thi ca Tất nhiên cũng không thể biến tác phẩm văn học thành bản thống kê xã hội thành một .