Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong quá trình giao lưu giữa văn học Việt Nam và Trung Quốc giữa thế kỷ XX, kịch Tào Ngu đã du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, những sáng tác của kịch tác gia trẻ này chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu tiếp nhận kịch Tào Ngu đã bù đắp nhiều thiếu sót khi nhìn nhận hiện tượng văn học tiến bộ này trước nay. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Vấn đề tiếp nhận kịch Tào Ngu ở Việt Nam" dưới đây. | VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN KỊCH TÀO NGU Ở VIỆT NAM Vương Hoài Lâm1 Đặt vấn đề Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã sớm định hình và biểu hiện khăng khít với nhau trên nhiều phương diện đời sống văn hóa văn học. Từ thời kỳ trung đại văn học Việt Nam đã học tập và tiếp thu ở Trung Hoa nhiều luồng tư tưởng triết học - văn học nhiều hình thức thể loại văn chương. Chúng ta dễ dàng nhận thấy tinh hoa của thơ ca Trung Hoa thời trung đại là thơ Đường luật đã được vận dụng rộng rãi bởi nhiều thế hệ văn nhân Việt Nam. Trong đó có những sáng tác đảm bảo tính chuẩn mực thi luật gốc mẫu song cũng có những hình thức sáng tạo riêng dựa theo phong cách cá nhân cũng như thể hiện tinh thần dân tộc. Văn học cổ điển Việt Nam càng không thể không công nhận ảnh hưởng của các thể văn xuôi Trung Quốc như Phú Chiếu Biểu Cáo Hịch Tựa Truyền kỳ Tiểu thuyết chương hồi. đến văn học dân tộc. Không những vậy ta còn nhận thấy mối quan hệ tiếp biến sâu sắc của Hý khúc Trung Quốc ở các thời kỳ Nam Tống Liêu Kim đặc biệt là Hý khúc Nguyên - Minh đến thể loại sân khấu cổ điển dân tộc Tuồng - Hát bội. Sự tương giao về mặt loại thể nêu trên cho ta thấy tác động ảnh hưởng qua lại và mối liên hệ mật thiết giữa hai nền văn học Việt Nam - Trung Quốc trên cả ba phương diện thơ văn xuôi và kịch văn học. Tuy nhiên trong sinh hoạt học thuật và nghiên cứu văn học trước nay vẫn còn tình trạng chú trọng nhiều hai mảng thơ và văn xuôi. Trong khi đó kịch văn học một loại thể văn học khác lại thiếu sự quan tâm thích đáng. Kịch nói Trung Quốc với tuổi đời gần 100 năm trong thời kỳ giao lưu mở cửa đã có ít nhiều ảnh hưởng đến sự sôi động của kịch nói dân tộc. Đó là một tình trạng đáng để lưu tâm tìm hiểu. 1 NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM 1 11 Vấn đề tiếp nhận kịch Tào Ngu ở Việt Nam là những nghiên cứu phác thảo ban đầu về giá trị và tầm ảnh hưởng của kịch tác gia Tào Ngu - một trong những ngọn cờ tiên phong của văn học kịch Trung Quốc hiện đại - đối với nền kịch nói Việt Nam. Kịch