Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 Đại lượng ngẫu nhiên và các phân phối xác suất nhằm trình bày về đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và phân loại đại lượng, các loại đại lượng ngẫu nhiên, định nghĩa và phân loại đại lượng ngẫu nhiên. | CHƯƠNG III. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN VÀ CÁC PHÂN PHỐI XÁC SUẤT III.1. ĐỊNH NGHĨA và PHÂN LOẠI ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN. III.2. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN RỜI RẠC. III.1. ĐỊNH NGHĨA và PHÂN LOẠI ĐẠI LƯỢNG NGẪU Nhiên. 1. Khái niệm Đại lượng cho tương ứng mỗi kết quả của phép thử với một số được gọi là đại lượng ngẫu nhiên hay biến ngẫu nhiên trên các kết quả của phép thử đó. Nói một cách khác đại lượng ngẫu nhiên là đại lượng có giá trị thay đổi tuỳ theo phép thử. Ví dụ 1. a Số môn thi đậu của một sinh viên trong một học kì khi phải thi 5 môn . b Nhiệt độ của phòng học trong một ngày đêm. c Số người đến giao dịch tại một ngân hàng trong một tháng. d Chiều cao của thanh niên Việt nam thường trong khoảng 155 cm đến 180 cm. 2. Các loại đại lượng ngẫu nhiên Đại lượng ngẫu nhiên được chia thành hai loại rời rạc và liên tục. Đại lượng ngẫu nhiên X có dạng X xị x2 . xn hoặc X xị x2 . xn . được gọi là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Đại lượng ngẫu nhiên có giá trị lấp đầy một khoảng a b hay đoạn a b nào đó được gọi là đại lượng ngẫu nhiên liên tục a b có thể hữu hạn hoặc vô hạn . Ví dụ 2. Các đại lượng ngẫu nhiên cho ở ví dụ 1 là đại lượng gì