CÁC Ý CHÍNH
1. Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798), hiệu là Hi Tôn, làm quan được phong tước hầu, nên còn gọi là Ôn Như Hầu, quê ở làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong một gia đình đại quý tộc. Cha là Nguyễn Gia Ngô (1714 - 1757), một quan võ được phong tước hầu gọi là Đạt Vũ Hầu, lúc chết được truy tặng chức Thái Bảo. Mẹ là Quận chúa Quỳnh Liên, húy Ngọc Tuân (1717 - 1786), con gái thứ sáu của chúa Trịnh Cương. Như vậy, Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột và là con cô con cậu với chúa Trịnh Sâm.
Từ nhỏ Nguyễn Gia Thiều đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học, đến khi trưởng thành lại từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa; cho nên, ông có diễu kiện hiểu rõ thói hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng cảnh sống bi thảm của biết bao cung nữ.
2. Nguyễn Gia Thiều là một tài năng đa dạng. Ông nổi tiếng là người thông minh học rộng, văn võ toàn tài. Theo các tài liệu cũ để lại, ngoài hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học, triết học, đặc biệt Nguyễn Gia Thiều còn là một người tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật, về âm nhạc, ông sành âm luật, giỏi các bài ca, bài tán, là tác giả của Sơn trung âm và Sở từ điệu phổ vào âm nhạc, về hội họa, ông là cây bút điêu luyện. Nguyễn Gia Thiều có bức tranh Tống san dồ dâng vua xem, được khen thưởng. Về trang trí kiến trúc, ông là người được chúa Trịnh giao cho việc trang hoàng phủ chúa và điều khiển xây dựng tháp chùa ở Tiên Tích. Rất tiếc những công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều hiện nay không còn.
3. Về sáng tác văn học, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán: Ôn Như thi tập (tiền, hậu tập), nay chưa tìm thây. Sáng tác bằng chữ Nôm có Tây Hồ thi tập và Tứ Trai tập, cũng bị thất lạc, nay chỉ còn Cung oán ngâm.
Nguyễn Gia Thiều là một nhà thơ trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của dân tộc. Thơ ông là sự kết đọng đẹp đẽ nhất của một tâm hồn thẩm mĩ. Tài năng của ông trong âm nhạc, trong hội họa, trong kiến trúc kết hợp với bộ óc vô cùng uyên bác đã giúp ông tạo nên những lời thơ như hoa, như ngọc. Mỗi chữ trong câu thơ đều được gọt giũa công phu và tế nhị. Âm thanh và màu sắc cùng vẻ đẹp ngôn từ đã tạo cho ông một phong cách đặc biệt chẳng giống bất cứ ai.
Cung oán ngâm thể hiện nỗi niềm ai oán của người cung nữ có tài sắc, được vua yêu chuộng, nhưng rồi bị ruồng bỏ. Ớ trong cung, nàng xót thương cho thân phận của mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của mình về lẽ đời bạc bẽo, phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu song thất lục bát, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tài hoa đài các.