Phân tích bài thơ Việt Bắc để làm rõ các ý cơ bản sau:
1. Tính dân tộc được biểu hiện ở nội dung bài thơ.
- Việt Bắc là bài thơ phản ánh cả một thời kì lịch sử vĩ đại của dân tộc:
+ Những năm chuẩn bị khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp.
+ Nó là bài ca hùng tráng của cả một dân tộc kháng chiến và làm nên chiến thắng lẫy lừng.
- Việt Bắc còn là bài thơ thể hiện chan chứa tình cảm lớn lao của dân tộc, của thời đại.
+ Tình cảm kết tinh từ truyền thông đạo lí của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
Sự gắn bó thắm thiết, khăng khít giữa người đi và người ở.
Nỗi nhớ khôn nguôi giữa người kháng chiến với chiến khu Việt Bắc và giữa chiến khu Việt Bắc với cách mạng.
+ Tình cảm mang nhiều sắc thái, cung bậc của chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta.
Lòng yêu thiên nhiên tươi đẹp.
Lòng tin tưởng, biết ơn đối với Đảng, Chính phủ, Bác Hồ.
Lòng yêu cuộc kháng chiến gian khổ nhưng đầy tinh thần lạc quan cách mạng.
2. Tính dân tộc được biểu hiện ở nghệ thuật bài thơ.
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức nghệ thuật của dân tộc.
- Thể loại: Sáng tác theo thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc.
- Kết cấu: Việt Bắc có cách kết cấu đặc biệt, đó là kết cấu đối đáp tưởng tượng giữa "mình" và "ta" - một lối kết cấu quen thuộc, thường gặp trong ca dao.
- Sử dụng cặp đại từ nhân xung: "mình - ta" vừa truyền thống vừa hiện đại.
- Ngôn ngữ: thuần Việt, trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
3. Việt Bắc là bài thơ thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng kính yêu Đảng và lãnh tụ, lòng yêu quê hương cách mạng, tình cảm sâu nặng giữa miền ngược và miền xuôi, giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân kháng chiến. Nội dung ấy được biểu đạt dưới một hình thức nghệ thuật truyền thống: từ thể thơ, kết cấu đến hình ảnh ngôn ngữ, giọng điệu trong thơ tất cả đều được nâng cao, sáng tạo làm cho bài thơ vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa quen thuộc gần gũi với nhân dân lại vừa mới mẻ.