Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này rất quan trọng đốì với sự tồn vong của sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, nước ta đang phải đốì mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên này.
Ba phần tư diện tích trên Trái Đất là các đại dương, biển, hồ, sông ngòi. Nước có rất nhiều vai trò trong cuộc sống. Vai trò của nước vô cùng quan trọng đối với thiên nhiên. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Nước hòa tan chất màu có trong đất. Rễ cây thấm hút nước chuyển hóa lên lá, quang hợp ánh sáng, tạo chất dinh dưỡng nuôi cây phát triển. Nước nổi liền cây với đất và khí quyển, góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Với một số loài cây, nước là môi trường sống của chúng. Vì vậy, nếu không có nước, cây sẽ chết và có ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường. Trái Đất sẽ thiếu oxi cho sự sống và có thể trở thành hành tinh chết. Các cơn mưa cung cấp cho cây cối lượng nước cần thiết để cây phát triển. Những loài động vật sống trên cạn và dưới nước cũng rất cần nước, đặc biệt là những loài động vật sống dưới nước. Nếu thiếu nước, động vật sẽ chết. Do đó, sự phong phú của hệ sinh thái sẽ bị giảm sút. Nếu không có nước, đất đai sẽ cằn cỗi, cuộc sống của con người bị đe dọa. Nước quan trọng đối với chúng ta như không khí vậy. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Các quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn,... đều cần có nước. Nước duy trì sự sống trong cơ thể ta. Hai phần ba lượng nước trong cơ thể con người là thành phần cơ bản của 50 ngàn triệu tế bào sống. Chính vì vậy, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là nhu cầu cần thiết bậc nhất của con người. Chúng ta có thể nhịn đói cả tháng nhưng không thể nhịn khát quá năm ngày. Ngoài ra, nước biển còn cung cấp muối cho con người. Trong sản xuất nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Nước giúp cho cây trồng xanh tốt, đem lại vụ mùa bội thu, mọi người có đầy đủ lương thực, thực phẩm. Đặc biệt đối với các quôc gia nghèo, nơi sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước càng có ý nghĩa sống còn. Trong sản xuất công nghiệp, nước cũng đóng vai trò quan trọng. Nước dùng để tẩy rửa nguyên vật liệu, nước tham gia các quá trình trao đổi nhiệt, tham gia các phản ứng chế tạo vật chất mới,...
Trong giao thông đường thủy, sống và biển giúp con người đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt, khi giao thông đường thủy kết hợp với công nghiệp, mọi người có thể dễ dàng vận chuyển và buôn bán hàng hóa, góp phần phát triển giao thông và kinh tế. Trong xây dựng, nước cần thiết cho thủy điện. Các nhà máy thủy điện từ đó tạo ra dòng diện phục vụ cho nhân dân. Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại. Đây là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lí. Có thể nói, thiên nhiên và con người tạo thành một vòng tuần hoàn của tự nhiên. Nếu một thành phần trong vòng tuần hoàn đó mất đi thì các thành phần khác cũng không thể tồn tại. Qua đổ, ta cũng thấy được nước quan trọng đôì với Trái Đất như thế nào.
Tuy vậy, tình trạng sử dụng nước hiện nay đang trở thành mối lo của toàn cầu. Sự biến đổi khí hậu đã làm nước trở thành một thứ xa xỉ. Nước đang bị sử dụng lãng phí và không hợp lí. Các đô thị thường được ưu tiên sử dụng nước sạch. Và đáng buồn hơn, nước sạch còn được dùng để tưới vườn và sân golf. Trong khi đó, nông dân phải gieo trồng trên các vùng đất khô cằn hoặc trả tiền để mua từng xô nước. Rất nhiều sản phẩm đang khiến lượng nước sạch tiêu hao mau chóng. Cụ thể, 1,5 tấn nước được dùng để sản xuất một máy tính, 6 tân nước được dùng để làm ra một cái quần bò, 60 lít nước để sản xuất lkg cà chua. Lượng nước sạch được dùng trên thế giới hằng năm tương đương với 10 con sống Nin. Trong khi ở nhiều nơi, nước bị sử dụng một cách lãng phí thì trên thế giới, tình trạng thiếu nước trầm trọng đang diễn ra ngày càng nhiều. Khoảng 700 triệu người tại 40 quốc gia đang chịu ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn nước. Khoảng một tỉ người không có nước ngọt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hằng năm có hơn 1,6 triệu người trên thế giới tử vong do không được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, 90% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi và ở các quốc gia đang phát triển. Tại châu Á và châu Phi, 141 triệu dân cư ở các thành phố lớn không được bảo đảm về nước ngọt và nước sạch. Tại các nước đang phát triển như Braxin và An Độ, 820 triệu người sống tại các khu nhà ổ chuột đang thiếu nước sạch. WHO cảnh báo đến năm 2025, số người không có nước sạch sinh hoạt sẽ tăng gấp 3 so với mức khoảng 1 tỉ người hiện nay. Tình trạng thiếu hụt nước sạch, những căn bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm sẽ càng thêm trầm trọng. Cùng với việc thiếu nước, hiện nay, ô nhiễm nguồn nước cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Các nguồn nước bị ô nhiễm bao gồm: nước biển, nước sông hồ, nước ngầm. Khi nước bị ô nhiễm, trong thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ở đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước là do sự cố tràn dầu. Váng dầu ở các vùng ven biển tạo nên “thủy triều đen”.
Ô nhiễm nước còn có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp chưa xử lí được thải ra các con sông, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ, nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu đô thị, khu dân cư ven sống. Các chất độc hại đó đã làm nhiễm bẩn nước sông, hồ và nước ngầm trên đất liền. Sau đó, chúng lại bị đưa ra biển là nguyên nhân dẫn đêh hiện tượng “thủy triều đỏ”, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. Các hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen,... gây những hậu quả nghiêm trọng cho toàn Trái Đất. Vì vậy, cung cấp nước sạch đang trở thành một nhiệm vụ khó khăn trên toàn thế giới.
Vậy, chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên nước của chúng ta? Trước hết, mỗi chúng ta cần có ý thức tự giác tiết kiệm nước hằng ngày. Tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta có thể dùng nước sạch, nước giếng, nước mưa, nước sống, nước tái sử dụng. Sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh cá nhân, sản xuất thực phẩm, các ngành sản xuất cần nước tinh sạch, ta sử dụng nước sạch từ công ty cấp nước, nước giếng hoặc nước sống đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Sử dụng để tưới cây, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại, ta có thể sử dụng nước giếng, nước sống rạch hoặc nước thải đã được xử lí. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, ta nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lí chất thải, không chăn thả rong để dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Chúng ta cũng cần tự giác không vứt rác xuống sống, hồ, bảo vệ nguồn nước. Để kêu gọi mọi người tham gia tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, thế giới đã chọn ngày 22-3 là ngày Nước thế giới.
Nước là một yếu tố sinh thái, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước là nguồn tài nguyên quan trọng có khả năng tái tạo vô cùng quý giá. Mỗi con người chúng ta cần có những thái độ tích cực đối với nước. Bởi vì, nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quổc gia, mỗi dân tộc.