Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn Mác-xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hãy làm rõ quan niệm nghệ thuật của Mác-xen Pruxt.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Sự lặp lại trong văn học chính là cái chết. Tác phẩm của anh không thể tồn tại nếu như anh chỉ viết về một vấn đề, con đường người khác đã từng đi, người ta đã từng viết. Như vậy tác phẩm của anh chỉ như một quyển sách nằm trên giá sách phủ đẩy bụi mà không ai hay biết sự tồn tại của nó. Nhưng nếu tác phẩm của anh tạo ra từ một cái nhìn mới, một góc độ khác cùa vấn đề mà ta đặt ra thì anh tạo ra được sự sáng tạo cho riêng mình, con đường của riêng bạn. Đó là sự chiến thắng trên con đường nghệ thuật văn học. Như Mác-xen Pruxt từng nói: Một cuộc thám hiếm thực sự không phủi ớ cho cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.
Trong văn học có rất nhiều mảng đề tài cho chúng ta lựa chọn. Có những mảng đề tài mới mẻ luôn xuất hiện xung quanh của cuộc sống chúng ta. Nhưmg cái văn học cần không phải là chúng ta đi tìm một đề tài quá xa lạ với mọi người. Sự cần thiết xuất phát từ đôi mắt của nhà văn. Đề tài có thể đã cũ nhưng trên đôi mắt của nhà văn đề tài ấy sẽ được đánh bóng trở lại. Có những đề tài được người nghệ sĩ viết đi viết lại nhưng với mồi con người có những phong cách viết khác nhau. Đó là nhờ đôi mắt, lăng kính nhìn nhận cuộc sống riêng của mỗi cá nhân tác giả. Chúng ta là một cá thể riêng biệt, khác nhau và cách nhìn nhận cũng khác nhau. Cùng một đề tài nếu như con người ta cùng cách viết, thì có lẽ sẽ trở nên nhàm chán. Nhưng nêu dùng một “đôi mắt” mới để cảm nhận thì điều đó là sự sáng tạo trong văn học. Bạn nên nhớ sự lặp lại trong văn học chính là cái chết. Bạn không được phép lặp lại cách viết của người khác, vì đỏ sẽ tạo sự nhàm chán... Không những thế còn gọi là “đạo văn” trong nghệ thuật văn học. Một cách nhìn mới mở rộng trong ta tầm nhìn so với cuộc đời hiện thực, tạo cho ta một tính sáng tạo. Nam Cao cũng đã từng nói: Văn chương không cần những người thợ khéo tay, chi bìêt làm theo những khuôn mẫu đưa cho, văn chương chi dung nạp những người thợ biết đào sáu, biết tìm tới những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có. Đối với chính ông cũng vậy, Nam Cao luôn đề cao yếu tố sáng tạo trong chính tác phẩm của ông. Có lẽ với chúng ta nhân vật Chí Phèo đã không còn xa lạ. Một nhân vật điển hình là huy chưong vàng của Nam Cao. Chí Phèo là nhân vật đại diện cho tầng lớp nhân dân cùng khổ ở dưới đáy của xã hội, những con người bị tha hóa, què quặt cả về tinh thần và bị áp bức hành hạ về thểế xác. Đềê tài nông dân đã không còn xa lạ với những nhà văn trong thời kì kháng chiến chống thực dân. Trước Nam Cao có những tác già cũng viết về đề tài người nông dân như Ngô Tất Tố viết vê chị Dậu trong Tắt đèn, ông chuyên đi khai thác về mảng bóc lột sức lao động tàn bạo cùa thực dân, những gánh nặng về các thứ thuế vô lí. Nhưng nhìn lại chị Dậu bị thứ thuế đè nặng, bị áp bức bóc lột đến tức nước vỡ bờ nhưng người nông dân của Ngô Tất Tố vần được “làm người” đúng nghĩa. Còn với anh Chí của Nam Cao thì sao? Anh không những bị áp bức bóc lột về thể xác mà ngay cả quyền làm người anh cũng không có. Anh như hiện thân của con quỷ của làng Vũ Đại. Tất cả đều do đường đời đưa đẩy ép Chí vào con đường cùng không một lối thoát. Nhà tù thực dân đã tha hóa một con người nông dân chất phác, hiền lành trở thành một con quý dữ đội lốt người. Chí Phèo bị giày xéo, bị khinh miệt, trở thành lưu manh, nhưng trong tiềm thức bản năng Chí vẫn muốn làm người, muốn được sống lương thiện khao khát sự săn sóc và tình yêu mặc dù cuộc sổng trần trụi, không thương tiếc. Chí Phèo như hiện thân của thế lực tàn ác nhưng trong con người ấy Nam Cao nhìn thấy một ngọn lửa lương thiện vẫn âm ỉ cháy để rồi bùng lên dữ dội khi có gió thoảng qua. Đó cũng là điếm khác biệt của Nam Cao trên mảng đề tài nông dân đã quá quen thuộc với chúng ta. Một cái nhìn nhận mới mẻ đối với Chí Phèo. Anh là một con người lưỡng diện, cái tốt đang bị lớp bụi tội ác bám đầy khiến anh không thể đứng dậy. Đe trên con đường của ngưỡng cửa trở về với lương thiện anh lịm đi trong vô vọng, xã hội không muốn đón nhận anh, không một bàn tay đưa ra cửu lấy con người tội nghiệp ấy. Để cuối cùng tiếng kêu cứu của Chí dần tắt trong nỗi cô đơn tuyệt vọng, phải chìm sâu dưới đáy của vũng lầy đen tối. Nam Cao như một cây bút lạnh lùng. Tác phẩm của ông luôn mang một tiếng cười châm biếm, nhưng đây là một tiếng cười độ lượng, có thể chua chát nhưng không bao giờ độc ác, tiếng cười xót xa cho nhân loại, tiếng cười pha nước mắt nuốt vào trong. Đối với Chí cũng vậy cái chết của anh ta mang một nỗi buồn - cái kết bi thương. Nhưng chỉ với cái chết Chí mới có thể trở về với tư cách là một con người. Đó chính là nước mắt của Nam Cao sự xót xa tiếng khóc cho Chí nói riêng, tiếng khóc cho tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày ấy nói chung. Nam Cao đã tìm được “đôi mắt mới” cho chính mình trên “vùng đất” đã quá quen thuộc. Đã khiến cho nhân vật của ông trở nên đặc biệt trở thành một nhân vật đi mãi vào lòng người. Để giờ đây Chí Phèo vẫn sống trong chúng ta:
Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống Nào có dài chi một kiếp người Nhà văn chết nhân vật từ trang sách vẫn ngày nào lăn lóc giữa trần ai.
Raxun Gamzatop từng nói:
Đừng nói: Trao cho tôi để tài Hãy nói: trao cho tôi đôi mắt.
Ông cũng khẳng định sự quyết định của vấn đề nghệ thuật là nằm ở đôi mắt cách nhìn nhận vấn đề ở phương diện mới. Khép lại thời kì văn học hiện thực phê phán ta đến với thời kì văn học kháng chiến. Thời kì của người lính Việt oai hùng mà cũng đầy chất thơ. Đừng nghĩ người lính khô khan, người lính cũng mang đầy chất thơ và nhạc đấy nhé! Đi sâu vào tác phẩm Tây Tiến của người lính chiến Quang Dũng. Nhữnng người lính chiến xuất thân từ tầng lớp trí thức, những người con của đất Hà thành. Trên tuyến đường mặt trận, không biết ngày mai sẽ ra sao nhưng người lính Việt vẫn rất thơ mộng yêu thiên nhiên, say cảnh núi rừng, vẫn vui vẻ đùa vui cùng nhau, mở những đêm hội cùng nhau ca hát:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau neo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Người lính Hà thành luôn mang trong mình một tinh thần lạc quan, yêu đời, trước mọi hiểm nguy đang rình rập quanh họ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Một tinh thần yêu đời đến lạ lùng dù đang trong tinh thần kháng chiến sẵn sàng hi sinh bất cứ lúc nào nhưng người lính vẫn mơ mộng nhớ về những cô gái của Hà Nội “kiều thơm”.
Chính sự lãng mạn trong thơ của ông đã có lúc ông bị lên án. Vì người ta quan niệm trong sự nghiệp vì nước không thể mở mang trong tình yêu được. Chính vì vậy tác phẩm này từng được coi là “mộng rớt tiểu tư sản” nhung sau này tác phẩm của ông lại được đánh giá cao. Vì chính sự mơ mộng ây đã làm cho người lính vững vàng hơn, một niềm tin cho sự giải phóng dân tộc ngày mai tươi sáng. Dù họ có hi sinh cũng không hối tiếc. Quang Dũng đã nói thẳng những khó khăn mà người lính phải trải qua, ông không tránh né mà nói thẳng đến những điều trắc trở ấy. Những nhà văn, nhà thơ khác họ luôn né tránh đến việc nói về cái chết. Vì họ sợ điều đó sẽ làm lung lay tinh thần chiến đấu người chiến sĩ:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mù bỏ quên đời.
Hay:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nhưng nếu nhìn nhận ở một góc độ đúng đắn, hình ảnh cái chết của người lính được đưa vào trong lời thơ là một hình ảnh không bi lụy mà bi tráng vô cùng. Cái chết ấy là cái chết vinh quang, hi sinh cho Tổ quốc cho đất nước, chết vì những người mà họ yêu thương họ ra đi không hề hổi tiếc. Chính điều này đã là một điểm sáng tạo trong thơ của Quang Dũng. Ông đã dám nói thẳng vào cái chết mà những nhà thơ khác không làm được. Cũng trên đề tài người lính chiến Quang Dũng đã sáng tạo được điều mới mẻ trong vần thơ của mình. Đôi mắt của ông đã nhìn và khai phá một cách đi mới trên vùng đất đã quá quen thuộc này. Sự khác biệt đã tạo cho ông một lập trường riêng, và đã khiến ông thành công đối với cuộc thám hiêm của chính mình. Như Mác-xen Pruxt đã nói vậy. Mọi sự quyết định của văn học nằm ở sự sáng tạo.
Có thể trên một đề tài cũ bạn tìm thấy một con đường riêng, một cách đi riêng cho chính mình thì bạn đã tìm thấy kho báu riêng cho chính mình. Tuy tìm tòi một đề tài mới là điêu rất cân thiêt nhưng đôi mắt của bạn mới làm nên điều kì diệu. Hãy tìm tòi khám phá một góc độ khác của vấn đề dựa trên chính mình và hãy ghi nhớ rằng:
Sự lặp lại trong văn học chính là cái chết.