Anh (chị) hãy trình bày quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới" trong ý nghĩa văn chương và xã hội thể hiện trong “Một thời đại trong thi ca". Lấy dẫn chứng minh họa

“Hoài Thanh là người say mê thơ Mới vào bậc nhất trong những người say thơ. Với “Thi nhân Việt Nam”, một cuốn sách hết sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ bạn đọc, một bản tổng kết nghiêm túc và biểu dương đầy thuyết phục, một sự dìu dắt, chỉ đường sáng suốt và ân cần, tác giả đã tạo cho bạn đọc từ thuở ấy một niềm tin vào ngành phê bình non trẻ của nước nhà.

Tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đặt đầu sách là một công trình nghiên cứu phê bình thơ kiệt xuất, vừa là một áng văn nghị luận dào dạt chất thơ, vang vọng tới muôn đời” (Nguyễn Bao - Hoài Thanh và thơ, đọc tại lê kỉ niệm mười năm ngày Hoài Thanh qua đời).

Đọc “Một thời đại trong thi ca” ta bắt gặp quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội có giá trị sâu sắc.

Bài tiểu luận hết sức công phu, phong phú và phức tạp dài gần 45 trang ỉn, tổng kết một cách toàn diện và sâu sắc, khoa học, đầy sức thuyết phục về phong trào thơ Mới một cách uyên bác, từ hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, các dòng mạch, nội dung và nghệ thuật, tác giả và tác phẩm tiêu biểu, đặt trong mối quan hệ với thơ cũ, với thời đại, xã hội và tâm lí tầng lớp thanh niên đương thời. Hoài Thanh đã lấy hồn tôi để hiểu hồn người và diễn đạt lại chúng bằng một áng văn giàu chất thơ cuôn hút người đọc. Trong đoạn trích bàn về tinh thần thơ Mới, đoạn trích mà tác giả cho là quan trọng hơn cả, cái mà ông cho là quan trọng nhất đó là sự thể hiện của tinh thần thơ Mới trên hai phương diện: “Lần đầu tiên chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong tâm hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.

Tinh thần thơ Mới, theo tác giả, trước hết là ở chữ “Tôi”. Cái khác nhau của thơ mới và thơ cũ là ở chữ “Tôi” và chữ “Ta”. Chữ Tôi là cái gắn với cá nhân, cá thể, gắn với cái riêng; chữ Ta gắn với cái chung, tập thể, cộng đồng, xã hội. Thời trung đại, chờ Ta được đề cao, coi trọng. Người ta đặt cái Tôi sau cái Ta, nếu có cái Tôi cũng chỉ là một cái Tôi phi ngã, một cái Tôi luôn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, nói thay cho tiếng nói và lợi ích của cả cộng đồng: “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thế’: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cái cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quô'c gia như giọt nước trong biển cả. Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc, họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc, trong vãn thơ họ cũng dùng đến chữ Tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ Tôi để nói chuyện mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau chữ Ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. Họ phải cầu cứu đoàn thể để trôn cô đơn..”.. Nhưng rồi, mọi thứ đã thay đổi. Đã đến lúc cái tôi cá nhân của con người lên tiếng đòi khẳng định mình. Và cái Tôi mang ý nghĩa tuyệt đô'i xuất hiện. Đó là cái Tôi độc lập, tự khẳng định mình, tự mình tách khỏi cái Ta chung thành riêng một cõi, một thế giới. Hiện thực xã hội đen tốì bây giờ cùng với những ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa phương Tây đã làm sông lại cái Tôi trong mỗi người nghệ sĩ lãng mạn, và họ mang cái Tôi đó để đô'i lập lại với cả xã hội chặt hẹp, tù túng đương thời, chống lại cả những gò bó trước đó. Xuân Diệu, chàng hoàng tử của thi ca Việt Nam thế nên mới đứng giữa cuộc đời mà lớn tiếng khẳng định:

“Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”

Thi nhân đã đứng giữ cuộc đời mà khẳng định mình một cách tuyệt đổi. Nhưng đó cũng chính là cái Tôi cô đơn một cách tuyệt đối. Cô đơn đến múc không thể tìm cho mình một tri kỉ để rồi cứ phải một mình đứng mãi trên ốc đảo cô đơn ấy. Ý thức cá nhân được đẩy lên đến đỉnh điểm là một trong những nguyên nhân đấy người nghệ sĩ đến trạng thái tự cô lập mình như thế. Và đó cũng là những gì ta đã từng gặp trong những vần thơ của Chế Lan Viên:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vầng trăng trơ trọi giữa trời xa"

Cầu mong có một tinh cầu chỉ có riêng mình, để ở đó mình thực sự là mình và tránh xa những ưu phiền của cuộc đời. Đó không chỉ là ước mơ của riêng Chế Lan Viên.

Khẳng định cái Tôi cá nhân của mình, không chấp nhận cuộc đời, không chấp nhận cái Tôi của mình bị hòa tan, thế nên Thế Lữ mới tìm lên một thế giới riêng mà không ai ở trần thế này có thể làm được: bạn với chú Cuội, chị Hằng:

“Đêm thu buồn, lắm chị Hằng ơi

Trần thê em nay chán nửa rồi

Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi”

Tuy nhiên, quá trình cái Tôi xuất hiện và được chấp nhận không phải là đơn giản. Ban đầu, vì nó mới qua, nó nói lên tiếng nói mà trước kia người ta đã không thể nói lên được hoặc vì điều này, điều kia mà giấu kín nên nó nhận được “bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”. Rồi, nó cũng mất dần đi vẻ bỡ ngỡ, được người ta quen, người ta chấp nhận nhưng người ta còn thấy nó “đáng thương”, “tội nghiệp”. Tại sao vậy? Hoài Thanh đã chỉ ra rằng: có điều đó bởi vì người ta nhận thấy cái Tôi bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang như ngày trước, như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn như Nguyễn Công Trứ mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin. Đó là tiếng nói của một cái Tôi không chịu chấp nhận, thừa nhận thực tại nhưng lại đang bế tắc, tuyệt vọng, không tìm ra lối thoát cho bản thân. Từ đây, tác giả dẫn dắt người đọc đến với nét tiêu biểu thứ hai theo ông, của tinh thần thơ Mới: “Cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ. Người nghệ sĩ không còn nhận thấy tiếng nói chung với xã hôi mà họ đang sống nữa. “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng lạnh”. Con người ta tìm đến với cá nhân mình, tìm đến với tiếng nói cá nhân. Cái Tôi có, nhưng đó lại là một cái Tôi đang bế tắc trước thực tại nên càng đi sâu thì càng thấy lạnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bây giờ mới hiểu rõ hơn nỗi buồn và bi kịch bế tắc “trong hồn người thanh niên” mà Hoài Thanh nhắc tới. ông viết: “Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu là nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, thảm hại của hết thảy chúng ta”.

Thơ Mới ra đời vào thời điểm những năm trước Cách mạng tháng Tám, đất nước nằm dưới ách đô hộ của thực dân đế quốc, đời sống nhân dân hết sức khổ cực. Điều này đã được phản ánh một cách chân thực trong sáng tác hiện thực phê phán đương thời. Đứng trước bi kịch của một người dân mất nước, mất độc lập tự do, không chỉ bế tắc trước cảnh tối tăm của dân tộc, người nghệ sĩ còn phải đối mặt với một bi kịch khác: bi kịch của người không thể tìm ra được lốì đi đúng đắn cho ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của mình. Nỗi đau mất nước cùng với nỗi đau về một cái Tôi riêng bế tắc của người nghệ sĩ khiến cho những vần thơ của họ sáng tác ra cũng thấm đẫm những nỗi buồn, nhưng sự bi quan và cô độc. Và mồi nhà thơ Mới tìm cho mình một con đường vượt thoát khác nhau. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, sau đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

Xuân Diệu tìm thấy thế giới riêng của mình trong tình yêu, đắm say nhưng vẫn bơ vơ. Ông khát khao tình yêu, luôn lo lắng về tình người, tình đời, về sự chảy trôi của thời gian, sự hạn hẹp của kiếp người. Cái Tôi .đã có lúc cảm thây cô độc một cách tuyệt đô'i đến mức phải kêu lên: “Không có ai bè bạn nổi cùng ta” nhưng gần như cả cuộc đời mình thì luôn trên cuộc hành trình tìm về với “niềm khát khao giao cảm với đời”. Thơ ông đầy những dự cảm:

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất"

Khát khao sống trọn vẹn, đã đầy, ông cũng luôn đòi hỏi điều ấy ở người khác. Ngay cả khi đang ở cạnh nhau cũng vẫn cảm thấy “xa cách”: “Gần thêm nữa thế hãy còn xa lắm”. Ay là bi kịch của nỗi cô đơn và lo lắng trước tình người, tình đời.

Huy Cận thì giấu mình trong nỗi buồn sầu đến ngẩn ngơ, chỗ nào cũng là nỗi buồn giăng mắc, là nỗi “buồn đêm mưa”: “Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn”; là nỗi buồn trước cảnh trời rộng sông dài:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp diệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Đằng sau đó, người ta cảm nhận được những nỗi niềm sâu kín về quê hương, đất nước.

Thế Lữ tìm lên tiên với “Tiên nga xòa tóc bên nguồn/ Hàng tùng rủ rỉ bên cồn. đìu hiu” nhưng Thiên Thai vẫn chỉ mãi là một chốn không có thực và “Tiếng sáo Thiên Thai” chỉ là tiếng vang lên trong tưởng tượng của nhà thơ mà thôi. Động tiên đã khép, con người rơi vào bi kịch lạc lõng trong chính thực tại mà mình đang sống...

Tuy buồn, tuy ảo não, cô đơn, tuy đầy dự cảm nhung không thể phủ nhận một điều là đằng sau sáng tác của các thi sĩ thơ Mới, người ta vẫn cảm nhận được những tình cảm tích cực. Sự chạy trốn, thoát li bắt nguồn từ những bất mãn đối với thực tại nhưng bế tắc không thể tìm ra cách giải quyết. Bởi người ta hi vọng, mong muốn những điều tốt đẹp hơn, một tương lai tốt đẹp hơn đối với cuộc sống, đối với quê hương đất nước nên mới có những trạng thái cảm xúc và phản ứng như vậy. Hơn nữa, đề cao cái Tôi những thơ Mới vẫn là tiếng nói thể hiện tình yêu thiên nhiên con người và gửi gắm sau đó tình cảm thầm kín đổì với đất nước. Đó là cách biểu hiện riêng của những người có chữ tâm, chữ tài nhưng chưa thể tự mình tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa cho chữ tâm đó nên đành cô đơn với cái tài của chính mình.

Chính cái Tôi cá nhân tuyệt đối, tách hoàn toàn khỏi cái Ta đã làm nên một bi kịch buồn và bế tắc chung của các nhà thơ Mới. Con đường để giải thoát bi kịch, tìm lại lòng tin đã mất là gửi tình yêu vào tiếng Việt; dồn tình yêu quê hương đất nước tha thiết và ngấm ngầm trong tình yêu tiếng mẹ đẻ thân thương và thiêng liêng. Với họ, tiếng Việt là tấm lụa hứng vong hồn bao thế hệ người Việt trong quá khứ và hiện tại. Thanh niên, thi sĩ thơ Mới dùng tâm hồn dân tộc ấy để bày tỏ tình yêu nhân dân và đất nước của mình. Tiếng Việt có sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt được cũng như tâm hồn dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn. Đó là mong ước và niềm tin của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ Việt Nam những năm 1930 - 1945. Con đường riêng đó của thơ Mới, tuy vẫn còn những hạn chế, nhược điểm trong hoàn cảnh hiện tại: phản ánh nhận thức chủ quan của nhà thơ Mới nhưng cũng có những tác dụng, giá trị nhất định, đáng được lịch sử ghi nhận và trân trọng.

Bằng nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và một văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc đoạn trích đã mang lại cho người đọc những nét chính trong quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ Mới. Cùng với đoạn trích, tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đã góp phần to lớn làm nên giá trị của “Thi nhân Việt Nam”, tác phẩm có giá trị nhát của Hoài Thanh - Hoài Chân, bản tổng kết có giá trị đầu tiên, sâu sắc, mới mẻ và lâu bền về phong trào thơ Mới, một áng văn chương nghị luận tuyệt vời...

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.